Đại Tá Lê Quang Tung
Đại
Tá Lê Quang Tung sinh tại giáo xứ An Vân (sau chùa Thiên Mụ) thuộc làng
An Vân Thượng, xã Hương An, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Một vài
tài liệu nói Đại Tá Tung sinh năm 1923 hoặc 1926, nhưng theo Sổ Rửa Tội
tại giáo xứ An Vân, Huế, ông Lê Quang Tung sinh ngày 13.6.1919, rửa tội
ngày 15.6.1919, tên thánh là André. Ông là người con thứ 5 trong một gia
đình có 9 con gồm 6 trai 3 gái. Lê Quang Triệu là người con út.
Ngày
7.2.1947, Pháp tái chiếm Huế, gia đình ông Tung cũng như đa số dân
chúng Huế đã hồi cư, sau đó ông đi làm việc cho cơ quan an ninh tại Huế
do Thủ Hiến Trần Văn Lý thành lập và được cử đi làm Trưởng Ty An Ninh ở
Quảng Trị (đến tháng 4 năm 1950, các Ty An Ninh ở miền Trung mới được
đổi thành Ty Công An). Tháng 6 Năm 1948, ông Phan Văn Giáo lên làm Quốc
Vụ Khanh kiêm Tổng Trấn Trung Phần (Sắc lệnh số 3 ngày 2.6.1948). Ít lâu
sau, ông Lê Quang Tung được thuyên chuyển về làm việc tại Nha Công An
Trung Phần do ông Trần Trọng Sanh làm Giám Đốc.
Năm 1952, ông
được gọi đi học Khóa 2 Sinh Viên Sĩ Quan Nam Định, nhưng sau đó trường
này đóng cửa nên ông được chuyển vào Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Vì
trường Thủ Đức chưa xây cất xong, nên năm 1953 ông được cho vào Khoá 3
phụ và được đưa đến thụ huấn tại Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt.
Ông
tốt nghiệp năm 1954 với cấp bậc Thiếu Úy và được chuyển đến Tiểu Đoàn
53 Bộ Binh đóng tại Duy Xuyên, Quảng Nam. Vốn là một nhân viên an ninh
chuyên nghiệp, ông được chỉ định làm sĩ quan tình báo của tiểu đoàn và
được thăng lên Trung Úy. Năm 1955 ông được đưa về làm Trưởng Ty An Ninh
Quân Đội Huế rồi được thăng lên Đại Úy và làm Chánh Sở 2 An Ninh Quân
Đội ở Huế.
Cuối năm 1956, theo khuyến cáo của cơ quan tình báo
Hoa Kỳ, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã giải tán Nha Tổng Nghiên Huấn, một
cơ quan tình báo phản gián của Bộ Quốc Phòng, và thành lập một tổ chức
mới lấy tên là Sở Liên Lạc, đặt trực thuộc Phủ Tổng Thống, ngân sách do
Hoa Kỳ đài thọ. Đại tá Rogers là ngươi đầu tiên được cử đến làm cố vấn
cho sở này, sau đó Đại Tá Floyld Parker đến thay thế.
Đại Úy Lê
Quang Tung đang làm Chánh Sở 2 An Ninh Quân Đội ở Huế được gọi vào Dinh
Độc Lập. Ông được chính Tổng Thống Ngô Đình Diệm phỏng vấn trong nhiều
giờ, rồi phong cho làm Trung Tá giả định và cử làm Giám Đốc Sở Liên Lạc.
Đại Úy Trần Khắc Kính làm Phó Giám Đốc.
Ngay sau đó Mỹ làm thủ
tục và đưa Trung Tá Tung qua Honolulu học một khoá đặc biệt về hoạt động
bí mật và xâm nhập. Đại Úy Trần Khắc Kính và Trung Úy Lê Quang Triệu,
em của Trung Tá Lê Quang Tung, cũng được đưa qua Saipan – một hòn đảo
lớn ở phía Bắc đảo Guam – huấn luyện về tình báo. Khi trở về, Trung Úy
Triệu được giao cho tuyển dụng các điệp viên.
Năm 1958, Trung Tá Tung trở về và bắt đầu thực hiện kế hoạch xâm nhập ra miền Bắc dưới sự điều khiển của các chuyên viên Mỹ.
Đến tháng 4, 1960, Sở Liên Lạc được đổi thành Sở Khai Thác Địa Hình, nhưng tổ chức và hoạt động vẫn như cũ.
Ngày
15.3.1963, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã quyết định biến Sở Khai Thác Địa
Hình thành Lực Lượng Đặc Biệt, thăng Trung Tá Tung lên Đại Tá và cử làm
Tư Lệnh LLĐB, còn Thiếu Tá Trần Cửu Thiên làm Tham Mưu Trưởng.
Thật
ra, Đại Tá Tung chỉ lo về hoạt động tình báo ở miền Bắc, còn việc tổ
chức và huấn luyện LLĐB đều giao cho Thiếu Tá Trần Khắc Kính, Phó Tư
Lệnh phụ trách. Sau này vì Thiếu Tá Kính không ngăn cản được Đại Tá Tung
trong một điệp vụ thả tiếp tế cho một toán ở miền Bắc đã bị bại lộ, nên
một chiếc C-47 bị bắn rơi, Thiếu Tá Kính đã xin rời khỏi Bộ Tư Lệnh.
Vì
sợ chính phủ Ngô Đình Diệm dùng Lực Lượng Đặc Biệt để chống đảo chánh,
ngày 19.10.1963, Tướng Harkins thông báo cho Tổng Thống Diệm biết ngân
khoản Hoa Kỳ dành cho lực lượng này đã bị cắt.
Lữ Giang
Sự Thật Ai Giết Đại Tá Lê Quang Tung?
Tôi xin mạn phép thưa qúy vị vài điều trước khi trả lời câu hỏi trên.
Đối
với những ai chưa biết, tôi xin thưa rằng tôi là Cựu Đại Tá Trần Doãn
Thường, thuộc Binh chủng Lực Lượng Đặc Biệt. Vào thời điểm đảo chánh
Tổng Thống Ngô Đình Diệm, tôi là Chánh Văn Phòng của Thiếu Tướng Lê Văn
Nghiêm mà Th/Tg LVN là một thành viên trong hàng ngũ sĩ quan đảo chánh,
như vậy những điều cố Thiếu Tướng LVN thuật với tôi là Chánh Văn Phòng
ắt phải là những điều khả tín và có giá trị A1.
Tại sao tôi đã không lên tiếng khi biết sự thật Ai đã giết Đại Tá Lê Quang Tung từ 47 năm trước mà nay lại viết ra? Lý do là:
a/
vào thời điểm đó, không khí “cách mạng” sục xôi, nói những điều mà
không khí cách mạng và tình thế chưa ổn định thì kẻ “hớt lẻo” đương
nhiên là sẽ và phải chịu hậu quả khó lường.
b/ Vào thời điểm khi
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Trần thiện Khiêm cầm quyền thì mọi sự coi
như đã ổn cố, nếu tiết lộ bí mật ra chắc sẽ gây xáo trộn và hậu quả chắc
không mấy tốt đẹp.
c/ Sau 1975 nếu tiết lộ bí mật này ra thi Để làm gì khi nước đã mất, nhà đã tan?
Tại sao nay tôi lại lên tiếng sau khi đã im lặng 47 năm từ 1963 tới nay? Lý do là tôi đã thấy:
a/ những sự buộc tội gây hàm oan cho người khác là Th/ Tg Lê Minh Đảo
b/
Những sự vu khống, bịa đặt cho người đã chết là đại úy Nguyễn văn
Nhung. Vu khống để buộc tội cho ngưòi đã chết, đã có thành tích giết cố
TT NĐD và CV NĐN là chuyện quá dễ và thông thường vì Người chết không
đội mồ lên mà cải chính hàm oan được.
c/ Những vị viết hồi ký có
thể là đã có thoả thuận qui kết cho đại úy Nhung giết Đai Tá LQT, một là
để chạy tội hai là để kết tội, ba là như ngạn ngữ “Chúng khẩu đồng từ,
ông sư cũng chết”. Chuyện này chỉ những ai ngây thơ mù quáng tin tưởng
vào các hồi kỳ để chạy tội và buộc tội hoặc là các vị trong trường phái
viết sử PHỊA có thể làm được.
AI ĐÃ GIẾT CỐ ĐẠI TÁ LÊ QUANG TUNG?
Đó là một trung sĩ Quân Cảnh canh gác ở Tòa Nhà Chính Bộ Tổng Tham Mưu.
ĐẠI TÁ LÊ QUANG TUNG ĐÃ BỊ GIẾT NHƯ THẾ NÀO?
Theo
lời Thiếu Tướng Lê Văn Nghiêm thuật lai cho tôi và hai sĩ quan cấp úy
thường chầu trực tại tư dinh th/tg LVN vào chiếu tối 2/11/1963 thì:
Do
lệnh của Tướng Dương Văn Minh, Trung Tưóng Trần văn Đôn đã điện thoại
kêu Đại Tá Lê Quang Tung tới bộ TTM họp vì có tin có kẻ định ám sát và
đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Đại Tá Tung liền qua họp, (không
phải là để qua dự Lunch Party).
Tr/tg Trần văn Đôn đã ra lệnh cho
Quân Cảnh canh gác trước phòng hội Toà Nhà Chính Bộ TTM là: “BẤT CỨ AI
BƯỚC RA KHỎI PHÒNG HỌP NÀY LÀ PHẢI BẮN CHẾT NGAY”.
Trong khi họp
đã có tuyên bố là sẽ đảo chánh TT NĐD và nếu ai không đồng ý thì cứ việc
ra về. Đại Tá Tung liền bỏ ra và bị bắn chết ngay tại hành lang của toà
nhà chính nơi có phòng họp.
Sự thật mà Th/Tg Lê Văn Nghiêm đã thuật cho nghe là như vậy. Tóm lược là:
1/ Đại Tá Tung được mời qua dự họp.
2/ Lý do là để thảo luận kế hoạch vì có tin ám sát TT NĐD và đảo chánh.
3/ Cố Đại Tá Lê Quang Tung bị bắn chết ngay khi bước ra khỏi phòng họp.
4/ Không có chuyện cố Đại Tá Tung chửi bới, mắng nhiếc.
5/ Không có chuyện ép cố Đại Tá Tung gọi điện thoại,vì đã bị giết ngay khi bước ra khỏi phòng họp
6/
Không có chuyện đại úy Nhung lôi anh em LQT và LQTr lên sân thượng toà
nhà chính Bộ TTM để bắn chết ngay vì Th/Ta LQTr chỉ tới Bộ TTM vào buỏi
tối khi đi kiếm cố Đại Tá LQT.
7/ Chi tiết những lời trung thực của Tướng Lê Văn Nghiêm có thể không đúng 100% nhưng đại ý là như vậy.
Tướng
LVN đã không nói gì về những mắng chửi của cố Đại Tá LQT và cũng không
nói gì vè ai đã hạ sát th/tá Lê Quang Triệu, vì thế tôi khẳng định là
không hề có chuyện cố Đại Tá LQT mắng chửi, và bị đại úy Nguyễn văn
Nhung đưa hai anh em đại Tá Tung và Triệu lên sân thượng và bắn chết ở
chòi canh, hoặc đưa hai anh em LQT & LQTr ra sân cỏ sát trường bay
để bắn chết và vùi thây xuống huyệt nông.
Tôi chịu hoàn toàn
trách nhiệm về sự trung thực trong lời thuật lại của Th/Tg Lê văn
Nghìêm. Tôi xin qúy vị nên vì danh dự cá nhân, nhất là danh dự của một
sĩ quan QLVNCH hãy đừng “Phịạ” chuyển để bôi nhọ ngưòi chết vì người
chết không thể đội mồ dậy để minh oan, hoặc nhục mạ người sống khi người
sống khinh bỉ mà không thèm lên tiếng. Xin hãy nhớ câu người xưa thường
noi “Lời nói là đọi máu” và “Lời nói có quỷ thần hai vai chứng giám”.
Kính
Trần Doãn Thường
November 14, 2017
No comments:
Post a Comment