Saturday, July 23, 2016

Lính Biệt Kích

Lính Biệt Kích, một lần đi không hẹn.
Nhận lệnh rồi, lưu luyến cũng thế thôi.
Trên trực thăng những ánh mắt xa xôi.
Công tác lệnh, một lần đi là hết.
Dây Stabo buông mình vào đất chết
Show dù đêm, sương ướt áo Treillis
Hắc Long đi vùng vẫy nẻo biên thùy
Vào đất giặc, mà nghe thèm hơi thuốc
Rừng mịt mùng tưởng như là thân thuộc.
Đời lính mình là thế đó bạn ơi.
Sống nổi trôi như mấy bốn phương trời
Khi về phố tìm quên bên quán vắng.
Bên bạn bè, bên ly Cafe đắng.
Điếu thuốc chuyền tay, cuối tháng hết tiền.
Tình chiến hữu xẽ chia niềm tâm sự
ĐỀ THÁM trại mái nhà nơi ấp ủ
Đòan 72 những người trẻ hùng anh
Vì QUÊ HƯƠNG với bao mái đầu xanh
Cùng lý tưởng, vì Quê Hương đất mẹ.
Đi là đi cái chết xem rất nhẹ
Dẫu có ngày nằm xuống giữa rừng hoang
Hay trở về lê lết tấm thân tàn
Vẫn xứng đáng, mình là trai Thế Hệ.


Nguyễn Hữu Phước Toán 722 Đòan Công Tác 72

Bản Tin Số 3 Gia Đình Nha Kỹ Thuật










Sunday, July 17, 2016

Những Thất Bại Của CIA

N
William Egan Colby
1* Mở bài

Cơ Quan Tình Báo Trung Ương Hoa Kỳ (CIA=Central Intelligence Agency) được xem như một cơ quan tình báo nổi tiếng nhất thế giới, vì bất cứ ở đâu, chỗ nào cũng có tai mắt của CIA cả.

Trước những biến cố quan trọng trên thế giới, câu hỏi thường được đặt ra là: CIA có nhúng tay vào không?, CIA có biết trước được vụ việc đó không?
Chính quyền và người dân Hoa Kỳ quan niệm rằng nhiệm vụ của CIA là phải biết rõ mọi việc trên thế giới, vì thế CIA bị chỉ trích là không biết trước được việc lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong-il sắp chết, không biết trước được việc Putin động binh đánh chiếm bán đảo Crimea thuộc Ukraina.
Vừa qua ngày 11-3-2014, Chủ tịch Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện Hoa Kỳ, bà Dianne Feinstein tố cáo CIA xâm nhập vào máy vi tính của Thượng Viện. Giám đốc CIA là John Brennan bác bỏ cáo buộc đó. Thế là tranh cãi nổ ra, gây căng thẳng giữa hai cơ quan đó.
CIA có nhiệm vụ thu thập và phân tích tin tức của các chính phủ, các tổ chức và cả các nhân vật quan trọng, có liên quan đến chính trị, quân sự, kinh tế của các quốc gia, để giúp chính quyền Mỹ thiết lập chính sách đối ngoại với từng quốc gia một. Thu thập tin tức có hai cách: công khai và bí mật. Công khai là hợp pháp, vì không hợp pháp nên phải dùng biện pháp bí mật. Đồng thời CIA thực hiện những công tác bí mật do Tổng thống Mỹ trực tiếp điều khiển.
CIA có nhiều thành công rực rỡ, và cũng có những thất bại thê thảm như vụ đổ bộ lên Vịnh Con Heo ở Cuba năm 1961, và việc tổ chức những toán biệt kích VNCH ra miền Bắc trong kế hoạch ngăn chặn sự xâm chiếm miền Nam của Cộng Sản Bắc Việt.

2* Những thất bại trong việc thả điệp viên ra Bắc của cơ quan tình báo CIA

2.1. CIA giải mật 36 điệp vụ gián điệp biệt kích xâm nhập miền Bắc


Biệt kích CIA lên đường nhảy dù xuống miền Bắc.
Năm 1968 đã có khoảng 500 biệt kích bị bắt giam ở miền Bắc và những gia đình được thông báo là họ đã chết, được cấp cho mỗi gia đình 4,000USD.
Hai mươi năm sau, hơn 500 biệt kích được trả tự do từ những trại tù miền Bắc, nhiều biệt kích đã sống qua tù đày, có người bị giam cầm gần 20 năm.
Trong bốn năm từ 1961 đến 1965, CIA đã thực hiện 36 điệp vụ xâm nhập miền Bắc Việt Nam. Từ năm 1965 về sau những vụ xâm nhập miền Bắc do phái bộ Viện Trợ Quân Sự Hoa Kỳ (MACV/SOG) thực hiện. (MACV/SOG=The US Military Assistance Command Vietnam/Studies and Observation Group (Nhóm Nghiên Cứu và Quan Sát thuộc Bộ Chỉ Huy Viện trợ Quân Sự Hoa Kỳ)
Bài viết nầy giới hạn trong các điệp vụ do CIA thực hiện dựa trên tài liệu giải mật và những tin tức do các anh hùng biệt kích thuật lại công tác trong thời gian 1961-1965 mà thôì.
Chi tiết những điệp vụ tuyệt mật nầy đã được giải mật bởi tài liệu của Trung Tâm Nghiên Cứu Tình Báo thuộc CIA.
Đánh giá về những thất bại trong việc thả biệt kích xâm nhập miền Bắc, tác giả Sedgwick Tourison mượn lời một cựu biệt kích Việt Nam đã phát biểu: “Tôi không cho rằng, không có toán biệt kích nào thành công cả. Thực tế đã có những toán xâm nhập vào và rút ra an toàn, nhưng đó chỉ là những điệp viên con thoi hoạt động có tính chất chớp nhoáng, có tính gây rối chỉ trong phạm vi phía Bắc khu phi quân sự mà thôi.
Còn các toán được tung ra hoạt động ở các vùng xa trên phạm vi rộng, và trong thời gian lâu dài thì hầu như hoàn toàn thất bại. Hình như các điệp viên của chúng ta đã bị đón lõng trước khi họ được tung ra miền Bắc với bất cứ phương tiện nào: đường không, đường biển, đường bộ, ở nơi hẻo lánh hoặc khu đông dân cư, dù ban ngày hay ban đêm, thì họ luôn được công an Cộng Sản Bắc Việt chờ đón”. Tác giả Sedgwick Tourison trong cuốn Secret Army, Secret War (Đạo quân bí mật, cuộc chiến bí mật) viết như thế.
Tourison nguyên là một nhân viên CIA đã có nhiều năm hoạt động ở Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan…Sau đó, ông là thành viên của Ủy Ban Chuyên Trách về POW/MIA (POW=Prisoner of war/ MIA= Missing in action) của Thượng Viện Hoa Kỳ. Ông đã bỏ công sức 10 năm để viết cuốn Secret Army, Secret War.

 Đây là những câu chuyện có thật về hoạt động của đội quân gián điệp biệt kích do Mỹ xử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Một đội quân tới 500 người gồm 50 toán đã bị bắt, bị vô hiệu hóa khi thi hành hoạt động tuyệt mật của Washington chống lại Cộng Sản Bắc Việt.

2.2. Lội qua sông Bến Hải
Đêm 5-12-1960 một điệp viên Việt Nam dùng ruột bánh xe hơi làm phao lội qua sông Bến Hải. Trong tài liệu giải mật, tên của điệp viên nầy bị bôi đen. Một điệp viên Việt Nam ở bờ bên kia giúp xì xả hơi, cắt ruột xe ra nhiều mảnh nhỏ rồi chôn để thủ tiêu dấu vết.
Với giấy tờ giả mạo do CIA cung cấp, điệp viên nầy đã vượt qua hai chốt kiểm soát của công an Bắc Việt, anh đến thị trấn Hồ Xá trước khi trở về miền Nam theo đường cũ.
Tài liệu giải mật không cho biết điệp viên nầy đã thực hiện những nhiệm vụ gì ở bên kia sông thuộc miền Bắc.
Vào thời điểm thực hiện việc xâm nhập đầu tiên nầy thì một viên chức cao cấp của CIA, Robert Myers, đến thăm Sài Gòn và được trưởng phòng CIA Sài Gòn, William Colby, báo cáo chi tiết về dự án tung gián điệp người Việt Nam nhảy xuống miền Bắc.
Myers cho rằng kế hoạch rất khó thực hiện, nhưng Colby thuyết phục rằng có thể thực hiện ở những khu vực ít dân cư.
Trong báo cáo gởi về Tổng Hành Dinh CIA ở Langley, VA, CIA Sài Gòn cho biết quá trình chuẩn bị, từ việc tuyển mộ, đào tạo điệp viên phải mất một năm.

2.3. Điệp viên Việt Nam xâm nhập Đồng Hới
Ngày 26-3-1961 CIA thực hiện việc xâm nhập đơn độc thứ hai. Một điệp viên được đưa tới gần Đồng Hới, cách khu phi quân sự không xa.
Trong 5 ngày nằm vùng, điệp viên nầy quan sát hoạt động của công an miền Bắc, các kho quân sự nhỏ. Sau đó đi bộ đến sông Bến Hải và lội về miền Nam vào lúc ban đêm.

2.4. Toán biệt kích nhảy dù Castor và toán Echo

Castor Team Leader Ha Van Chap      Một địa điểm nơi toán Castor nhảy xuống.
Nửa đêm 27-5-1961, CIA tiến hành việc xâm nhập miền Bắc bằng toán biệt kích nhảy dù mang tên Castor. Phi công là những người được tuyển chọn rất kỹ, lái phi cơ C-47 bí mật bay qua không phận miền Bắc trong đêm trăng sáng. Sở dĩ chọn những đêm trăng từ mồng mười đến rằm đến đêm 20 âm lịch, vì phi công cần ánh sáng để lái, biệt kích cần ánh sáng để điều khiển dù xuống đúng bãi đáp.
Toán Castor nhảy xuống vị trí đã được ấn định thuộc tỉnh Sơn La, với nhiệm vụ là giám sát, ủng hộ và giúp phát triển sự nổi dậy của nhóm sắc tộc thiểu số trong vùng, đồng thời quan sát theo dõi sự chuyển quân của Cộng Sản Bắc Việt trên đường số 6. Toán Castor do thượng sĩ Hà Văn Chấp chỉ huy, ba toán viên là Đinh Văn, Quách Thường và Phạm Công Thương.
Castor được tuyển chọn rất kỹ với hy vọng họ sống sót ở một khu vực xa xôi không có người Kinh sinh sống. Thượng sĩ Hà Văn Chấp cùng ba toán viên nhảy xuống đồi 885, cách làng Nghĩa Lộ tỉnh Sơn La một km. Dân làng báo công an Bắc Việt là họ nghe tiếng động cơ của máy bay khi bay ngang qua ngôi làng hẻo lánh của họ. Cả toán Castor bị bắt sau 4 ngày chạm mặt đất.
Nhân viên truyền tin bị ép buộc phải làm việc cho Bắc Việt, đánh điện báo cáo về CIA Sài Gòn là cuộc xâm nhập đã thành công.
Ngày 2-6-1961 CIA cho toán Echo gồm ba người xuất phát từ Đà Nẵng nhảy xuống cùng vị trí của toán Castor với mục đích là hai toán bắt liên lạc với nhau để thi hành nhiệm vụ. Phi công trở về báo cáo cuộc nhảy dù suôn sẽ, xem như thành công. Thế nhưng sau khi chạm mặt đất, toán Echo chịu chung số phận của toán Castor, nằm trong tay an ninh Bắc Việt gồm công an vũ trang, bộ đội địa phương và chó nghiệp vụ. Một biệt kích bị dù vướng trên ngọn cây, anh ta cắt dây, té xuống đất bị gãy chân.
Tiếp theo sau đó những toán khác được thực hiện như các toán: Atlas (12-3-1961), Eros (Thanh Hoá ngày 10-3-1962), Swan (Cao Bằng ngày 4-9-1963), Tourbillon (1962), Remus (1963), Easy (1963), Hector, Romeo (Quảng Bình ngày 19-11-1965) …

2.5. Rõ ràng là CIA đã thất bại


Biệt kích bị bắt ở tỉnh Quảng Bình .
Theo tài liệu “How American Lost the Secret War in North Vietnam”- Kenneth Conboy, Dale Andradé, United Press, 2000 do Bạch Hổ ghi lại nội dung như sau:

Trong tháng 6 năm 1962, không đếm xỉa gì đến những toán biệt kích đã mất tích, ngày 4-6-1962 CIA đã thả 3 toán cùng trong một ngày. Chỉ có toán Bell báo cáo, hai toán kia im bặt.
Ngày 7-6-1962. Ba ngày sau. CIA thả 2 toán đi trên cùng một chiếc C-54, thả dù xuống Ninh Bình và Thanh Hoá. Hai toán nầy cũng biến mất luôn.
Ngày 9-6-1962. Hai ngày sau. Hai toán khác lên đường nhảy xuống Hà Tĩnh và Nghệ An. Cũng bặt vô âm tín.
Ngày 11-6-1962. Hai hôm sau. Hai toán biệt kích lên đường. Một toán mật danh là Packer do Ngô Quốc Chung, người sắc tộc Tày làm trưởng toán. Toán thứ hai gồm ba người nhảy xuống tỉnh Hòa Bình. Cả hai toán cũng im hơi lặng tiếng.
Toán kế tiếp 8 người, mật danh là Giant, lên chiếc C-123 vào buổi tối, bay ra biển rồi lên Vịnh Bắc Bộ. Đến nơi nhảy ra khỏi phi cơ. Trong khi đó CIA Sài Gòn ngồi dò tìm làn sóng chờ nhận báo cáo, nhưng hoài công. Lại mất tích.
Mất tích quá nhiều, CIA Sài Gòn chuẩn bị cho toán chót nhưng rồi cũng không có hồi âm.
Trong vòng 7 tháng CIA đã thả ra Bắc 13 toán.
Rõ ràng là CIA đã thất bại vì những lý do sau đây:

- Chọn bãi đáp không đúng chỗ.
- Nhiều toán nhảy xuống quá gần khu đông dân nên nhanh chóng bị phát hiện.
- Nhiều toán bị bắt vì bị sập bẫy dụ địch của Bắc Việt.

Những ví dụ cụ thể như sau. Toán Tellus nhảy xuống Ninh Bình ngày 7-6-1962 bị phát hiện trong khi còn lơ lửng từ trên trời rơi xuống, bị bắt gọn trong vòng 25 phút.
Toán Packer thì xui xẻo hơn, nhảy ngay giữa làng. Nhân viên truyền tin rơi ngay trên nóc nhà của dân.
Ở một mục tiêu, từ xa phi công thấy lửa thắp sáng hình chữ “T” thì bổng nhiên súng phòng không 12.7 ly bắn lên trúng nhiều chỗ trên thân phi cơ, nhưng về đến nơi an toàn. Viên phi công người Tàu Đài Loan rét quá, chê đô la Mỹ nên xin nghỉ việc, dông tuốc về Đài Bắc. Phi hành đoàn Đài Loan khác cũng từ chối chuyến bay tiếp tế được lên lịch mà biệt kích và cả công an Bắc Việt cũng đang chờ đón.

Sở dĩ người Tàu Đài Loan được mướn thi hành công tác vì họ có kinh nghiệm xâm nhập bí mật vào lục địa.
Từ khuyết điểm nhỏ là chọn bãi đáp không đúng, đưa đến bị bắt và từ bị bắt khiến cho Cộng Sản Bắc Việt thi hành những kế dụ địch, tung ra những mẻ lưới mà các anh hùng vô danh của Việt Nam Cộng Hòa phải rơi vào tay giặc, kéo dài cuộc sống tù đày như địa ngục ở trần gian.

3* Điệp vụ Hạ Long (Ares)
3.1. Phạm Chuyên

Phạm Chuyên sinh năm 1922 tại Tiền An, tỉnh Quảng Ninh, là điệp viên xâm nhập miền Bắc bằng đường biển đầu tiên.
Hồ sơ Việt Cộng mô tả anh là một đảng viên thiếu kỷ luật, vi phạm đạo đức, tự cao tự đại, thái độ công thần, gây mất đoàn kết nội bộ nên bị khai trừ ra khỏi đảng. Bị vợ bỏ nên anh trốn vào Nam vào tháng 6 năm 1959.
Năm 1960, Phòng Liên Lạc Phủ Tổng Thống giao cho trung úy Đỗ Văn Tiên (mật danh là François) phái một điệp viên đơn tuyến xâm nhập miền Bắc. Trung úy Tiên và nhân viên CIA là Edward Reagan tìm được người thích hợp là Phạm Chuyên, nhưng anh từ chối. Trung tá Lê Quang Tung cử nhân viên theo dõi và thuyết phục suốt 6 tháng anh Phạm Chuyên mới nhận lời.

Anh được đưa ra Nha Trang để làm trắc nghiệm tâm lý và hai thử nghiệm khác, anh đạt được điểm xuất sắc. Anh dự các khoá huấn luyện thời gian 6 tháng.
Phạm Chuyên có mật danh là Hạ Long, tên liên lạc là Ares (Artery là động mạch, ý nghĩa là nguồn cung cấp tin tức quan trọng)
Theo kế hoạch thì Hạ Long sẽ xâm nhập bằng đường biển đến Vịnh Hạ Long là quê nhà của anh.
Tháng 2 năm 1961 từ căn cứ Đà Nẵng Hạ Long lên tàu Nautilus 1 theo hành trình hai ngày về hướng Bắc. Nhưng vì thời tiết quá xấu nên phải quay trở về. Ngày 4-4-1961 từ tàu Naulilus 1 Hạ Long chèo xuồng nhỏ vào bờ, chôn giấu hai máy truyền tin rồi đi thẳng về nhà cũ. Khi sum họp gia đình, Phạm Chuyên thuyết phục em là Phạm Độ và hai người bà con tham gia công tác.

Liền sau đó anh gởi về Sài Gòn 22 bản tin.

3.2. Lộ tẩy vì bút bi
Ngày 17-6-1961 công an Bắc Việt vây bắt Phạm Chuyên tại nhà. Bắt đầu từ việc một dân chài đi báo là đã thấy một chiếc xuồng nhỏ giấu ở bờ biển.
Công an lục soát từng nhà, chú ý đặc biệt đến những gia đình có liên hệ với miền Nam và có liên quan với chính quyền Pháp trước kia.
Một dân làng báo cáo đã thấy người lạ mặt ở căn nhà mé biển, người lạ nầy ngoảnh mặt đi khi họ chạm mặt nhau.
Một dân làng khác cho biết anh ta thấy người trong nhà xử dụng bút bi, môt thứ rất hiếm có ở miền Bắc.

3.3. Thành lập Ban Chuyên Án BK63
Tài liệu Việt Cộng cho biết ngày 17-6-1961 Phạm Chuyên với mật danh là Hạ Long, tên liên lạc là Ares đã bị bắt và chịu hợp tác để lấy công chuộc tội.
Bộ Công An cử Cục trưởng Cục K61 là Nguyễn Tài đến Quảng Ninh trực tiếp chỉ đạo việc xử dụng Phạm Chuyên thực hiện chuyên án BK63 để bí mật đấu tranh với CIA ở Sài Gòn. Phương thức được đặt ra là:
- Duy trì chuyên án BK63 hoạt động lâu dài nhằm khống chế hoạt động tình báo của CIA ở địa bàn Đông Bắc Việt Nam
- Phát hiện toàn bộ âm mưu, phương thức và thủ đoạn hoạt động của gián điệp biệt kích xâm nhập miền Bắc Việt Nam.
- Tổ chức câu nhử, đón bắt những nhóm gián điệp khác để chiếm giữ những phương tiện kỹ thuật và vũ khí hiện đại của CIA.

3.4. Mở màn chuyên án BK63
Ngày 8-8-1961 dưới sự chỉ đạo của chuyên án BK63, phiên liên lạc đầu tiên của Phạm Chuyên (Hạ Long-Ares) với đài P8M Sài Gòn, mở màn cho một chiến dịch đấu trí với CIA trong suốt gần 10 năm sau đó. BK63 đã qua mặt được CIA Sài Gòn.
BK63 cho biết, đã dụ địch tiếp tế 6 lần bằng cả đường biển và đường hàng không, tịch thu được nhiều phương tiện phục vụ công tác gián điệp, thuốc men, tiền bạc và cả vàng nữa.

3.5. CIA Sài Gòn tiếp tế cho gián điệp biệt kích “Hạ Long” (Ares, Phạm Chuyên)
Năm 1968 Phạm Chuyên cho biết bị bịnh sốt rét nặng và xin tiếp tế thuốc men. CIA báo cho Hạ Long biết ngày giờ và tọa độ của một số điểm tiếp tế.
Đến ngày N, giờ G thì một đoàn phản lực cơ xuất hiện bắn phá một số mục tiêu ở Hải Phòng trong khi đó, một phản lực cơ khác thả một container xuống đám ruộng đã ấn định và Hạ Long đã đánh dấu bằng 2 cụm khói trắng như đã quy ước. Cách tiếp tế nầy đã thực tập hai lần ở căn cứ Long Thành, đã có kết quả tốt.
Trong container, ngoài lương thực, thuốc men, quần áo còn có 10 khâu vàng thay thế tiền bạc để xử dụng khi cần. Ngoài các vật dụng trên còn có 4 lá thơ, trong đó một lá là thơ hỏi thăm của trưởng công tác. 3 lá còn lại được dán bì kín. Chỉ thị mua tem và gởi tới một địa chỉ ở Thái Lan. Trong một thời gian ngắn, hai lá thơ thăm hỏi thông thường đến tay người nhận, nhưng lá thơ thứ ba có “gài” một tài liệu mật giả tạo, không đến tay người nhận. Chờ hai tháng sau, CIA Sài Gòn hỏi về lá thơ thứ ba, thì được trả lời là hôm đi gởi thơ, bất ngờ có báo động vì lo tìm chỗ trú ẩn, thơ bị rơi xuống vũng bùn nên không gởi.
Thơ thứ ba là một đòn kiểm chứng, và BK63 bị sập bẫy của CIA. Hoa Kỳ nghi ngờ lòng trung thành của điệp viên Phạm Chuyên.

3.6. Giương bẫy bắt gián điệp biệt kích CIA
Theo tài liệu Việt Cộng, họ dùng kế hoạch dụ địch, ban chuyên án BK63 đã bắt trọn toán Eagle và Dragon xâm nhập miền Bắc.

3.6.1. Toán Dragon
Câu chuyện của biệt kích quân Mộc A Tài trưởng toán Dragon. Tất cả biệt kích trong toán Dragon đều có gốc rễ ở miền Bắc. Họ nói rành ngôn ngữ, đúng cách phát âm, biết rõ phong tục tập quán địa phương.
Trong khóa huấn luyện, các toán viên nhận ra rằng họ còn phải học hỏi thêm nhiều danh từ mới của chế độ mới ở miền Bắc.
Những toán viên Dragon gồm có: Vòng A Ung, Trênh A Sam, Giác Tú Cam, Vòng Hàng Quay và Trần Văn Mẫn. Cả 6 người đều là sắc tộc Nùng. Họ đi trên ba chiếc thuyền buồm được đóng tại Đà Nẵng theo khuôn mẫu của tàu đánh cá ngoài Bắc.
Toán Dragon và toán Eagle nằm trong kế dụ địch của chuyên án BK63 nên bị bắt ngay sau khi đến nơi.

3.6.2. Toán Eagle
Ngày 27-6-1964 toán biệt kích Eagle được thả dù xuống khu vực gần biên giới Việt Trung. Nhiệm vụ phá hoại đường sá, đường rầy xe lửa, căn cứ không quân. Họ chưa thi hành nhiệm vụ thì bị mất liên lạc. Toán nầy cũng nằm trong kế dụ địch của Cộng Sản Bắc Việt nên chịu chung số phận với Ares Phạm Chuyên.

3.7. Có đi mà không đến nơi
Sau Tết Mậu Thân năm 1968, CIA muốn rút Phạm Chuyên về Sài Gòn, chuyên án BK63 tổ chức cho Phạm Chuyên trở về miền Nam bằng đường bộ, đến khu vực Vĩnh Linh thì mất liên lạc. Hà Nội cho biết, thể theo yêu cầu của Phạm Chuyên và gia đình, đương sự được đưa đến một nơi bí mật an toàn để Phạm Chuyên sống như một người dân bình thường.

CIA Sài Gòn chờ mãi mà không thấy biệt kích Hạ Long trở về.
Tài liệu Việt Cộng cho biết, trong suốt gần 10 năm đương đầu với CIA, ban chuyên án BK63 đã 13 lần vượt qua những bẫy thử thách về an ninh của CIA, đã cung cấp 300 tin tức giả mạo, câu nhử bắt hàng chục gián điệp biệt kích xâm nhập miền Bắc, thu giữ tàu địch, và hàng tấn vũ khí hiện đại, thuốc men, tiền bạc và có cả vàng nữa.
Sau 45 năm các cơ quan nghiên cứu của Mỹ khai thác hàng ngàn trang tài liệu, gặp gỡ phỏng vấn hàng chục nhân chứng và họ đã viết ra nhiều trang sách về điệp viên Ares.
Cựu nhân viên tình báo CIA, Sedgwick Tourison cho biết: “Điệp viên Ares, tôi biết anh ta quá rõ đi chứ.Tôi đã nghiên cứu hồ sơ của anh ta, anh ta có nhiều tên nhưng tên thật là Phạm Chuyên. Chúng tôi tuyển mộ anh để đưa anh quay trở lại Bắc Việt năm 1961. Anh ta vẫn giữ liên lạc với chúng tôi cho tới năm 1968. Và tôi không biết rõ anh ta hoạt động cho chúng tôi hay hoạt động cho Bắc Việt”.
Đến năm 1968 đã có 40 toán xâm nhập miền Bắc bằng đường hàng không nhưng chỉ còn có 5 toán giữ được liên lạc với trung ương Sài Gòn. Đó là những toán: Tourbillon (1962), Ares (Phạm Chuyên 1962), Remus (1963) Easy (1963) và Eagle (1963)
Theo đánh giá chung của Việt Mỹ thì 5 toán nầy hình như bị địch kiểm soát và khống chế.

4* Đem con bỏ chợ
Từ năm 1965 trở về sau, công tác biệt kích nhảy Bắc do Nhóm Nghiên Cứu và Quan Sát thuộc Bộ Chỉ Huy Viện Trợ Quân Sự Hoa Kỳ ở Việt Nam (MACV-SOG) phối hợp với Nha Kỹ Thuật Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH thực hiện.
Tại Long Thành, CIA để lại cho SOG hơn 20 nhân viên đã huấn luyện xong, nhưng SOG không tin tưởng họ. Không thể trả họ về các đơn vị cũ vì họ đã biết quá nhiều về hoạt động bí mật cũng như về số phận của các toán ở miền Bắc. Người Mỹ cho rằng cách giải quyết tốt nhất là thả họ ra Bắc rồi tùy vào số phận may rủi của họ dưới tay lực lượng an ninh Bắc Việt. Và như thế trong 3 tháng: tháng 5, 6 và tháng 7 năm 1964 tất cả những toán biệt kích: Boone, Buffalo, Lotus, Scorpion nhảy dù xuống miền Bắc đều bị bắt.
Sau đó SOG tuyển mộ nhân viên mới cho họ.

5* Vinh danh những anh hùng Biệt Kích “vô danh”

Biệt Kích Nhảy Bắc Toán Hadley chụp hình tại Trung Tâm Huấn Luyện Long Thành.
Những chiến sĩ biệt kích thuộc Toán Strata trước ngày xâm nhập ra Bắc vào Tháng Mười Một, 1967.

Những Anh Hùng “Vô Danh”


Biệt kích Nguyễn Văn Hợp.
“Những người trai trẻ hăng say lao mình vào cuộc chiến để bảo vệ dân chủ, tự do cho Tổ Quốc, dân tộc trong một “quân đội bí mật của cuộc chiến bí mật”. (Secret Army-Secret War)
“Năm 1972, theo Hiệp Định Paris thì tù binh Mỹ được trao trả nhưng những người biệt kích như chúng tôi thì không được ai nhận cả.
Sau 20 năm trong cảnh tù đày, ngày trở về thì những người biệt kích sống lang thang đói rách vì không còn một ai, kẻ thì vượt biên, người thì đã sang ngang. Và trong sổ bộ đời thì họ là những “xác ướp biết đi” vì đã bị khai tử từ lâu.
Trong chương trình HO, lúc ban đầu chúng tôi không đủ điều kiện để được thoát ra khỏi nhà tù lớn của chế độ mặc dù chúng tôi bị tù ít nhất cũng là 15 năm”.

5.1. Những lời phiền trách nhẹ nhàng nhưng thấm thía
Trong bài diễn văn đọc ngày 29-10-1995 tại Georgia, một đại diện Biệt Kích Nhảy Bắc phát biểu:
“Thảm kịch của những biệt kích Việt Nam không phải là ngẫu nhiên. Thất bại của cuộc chiến tranh bí mật Việt Nam là thất bại của những người điều hành cuộc chiến đó. Thảm kịch của dân tộc Việt Nam cũng bắt nguồn từ sự sai lầm và bội ước trong quá khứ”.
Phải đau lòng lắm mới thốt ra những lời trách cứ nhẹ nhàng nhưng sâu sắc và thấm thía như thế.
Nhưng ai chịu trách nhiệm về những sai lầm của lịch sử trong quá khứ đây?

5.2. Ghi ơn những anh hùng biệt kích “vô danh”
Ký giả Rô Lăng, cựu trung tá Phan Lạc Phúc, cho biết: “Chúng tôi đi tù cải tạo dù đau đớn khổ nhục đến đâu vẫn còn có tên có tuổi, hàng tháng, hàng quí vẫn có liên lạc với gia đình. Còn những anh em biệt kích dù thì đúng là “thượng diệt hạ tuyệt” vì không có quân bạ, quân số, không có tên tuổi nào được đăng ký, không có chính phủ nào, quân đội nào thừa nhận. Không được liên lạc với ai, coi như không còn có mặt trên cõi đời nầy. Không được hưởng qui chế tù binh Geneve, và các tổ chức nhân đạo như Hồng Thập Tự Quốc Tế, Ân Xá Quốc Tế cũng không biết làm sao mà can thiệp”.

6* CIA thất bại trong sự kiện Vịnh Con Heo ở Cuba


Vịnh Con Heo (Bay of Pigs)                                                                         Lữ đoàn Cuba lưu vong 2506.
Sự kiện Vịnh Con Heo (Playa Giron-Bay of Pigs) là một nổ lực quân sự của người Cuba lưu vong được CIA huấn luyện và quân đội Hoa Kỳ hỗ trợ, đổ bộ lên Vịnh Con Heo để lật đổ chế độ Cộng Sản của Fidel Castro.

Tổng thống Kennedy                                                                                                  Fidel Castro.
Kế hoạch do Phó Tổng thống Nixon đề xuất, Tổng thống Dwight D. Eisenhower phê chuẩn. Phó Giám đốc CIA Richard Mervin Bissell Jr. biên soạn và Tổng thống John F. Kennedy phát lịnh tấn công, và giao toàn bộ cho CIA trực tiếp diều khiển gọi là Chiến dịch Pluto.

Ngân khoản 46 triệu USD.
Quan điểm của Tổng Thống Kennedy là : “Không thể để cho Cộng Sản thống trị Tây bán cầu”.
Theo kế hoạch, sau khi đổ bộ làm chủ Vịnh Con Heo (Playa Giron) một Chính Phủ Kháng Chiến Lâm Thời được thành lập. Lập tức, Hoa Kỳ công nhận đó là chính phủ hợp pháp, và thể theo yêu cầu của chính lâm thời, HK sẽ yểm trợ quân sự toàn diện tiến hành lật đổ chế độ Cộng Sản Cuba.

8.2. Chuẩn bị cuộc đổ bộ
Tháng 4 năm 1960, CIA bắt đầu tuyển mộ người Cuba lưu vong ở Miami, Florida. Việc huấn luyện được thực hiện nhiều nơi. Huấn luyện du kích, bộ binh, nhảy dù, xâm nhập, phá hoại, đào tạo phi công và lái xe tăng tại nhiều nơi như ở Nicaragua, Guatemala, Puerto Rico, ở trong nước thì tại Fort Benning (Georgia), Kentucky, New Orleans.
Lực lượng Cuba lưu vong 1,500 người, tự đặt tên là Lữ Đoàn 2506. Mỗi người được lãnh 400USD và 175 USD phụ cấp gia đình.

Ngày 9-4-1961.
Tất cả nhân sự, tàu bè, xe tăng, xe bọc thép, phi cơ được chuyển từ Nicaragua đến Guatemala. 32 chiếc phi cơ ném bom B-26, một số mang nhãn hiệu Không lực Guatemala (Fuerza Aérea Guatemalteca), số còn lại xoá tất cả xuất xứ Hoa Kỳ. 20 chiếc B-26 trong số đó được cải tiến, gắn thêm súng máy và các bệ phóng hỏa tiễn.

8.2.1. Đổ bộ nghi binh ngày 14-4-1961
Đêm 14-4-1961, 164 người Cuba lưu vong do Higinio “Nino” Diaz chỉ huy. Dùng thuyền nhẹ mang cờ hiệu Costa Rica đổ bộ lên Baracoa, tỉnh Oriente, trong khi đó, những tàu chiến Hoa Kỳ thả neo ngoài khơi, tạo cảm giác lực lượng sẽ đổ bộ lên địa điểm nầy. Đó là kế nghi binh.

8.2.2. Tấn công phi trường Cuba ngày 15-4-1961
6 giờ sáng ngày 15-4-1961, 8 phi cơ ném bom B-26, chia làm 3 nhóm, tấn công 3 phi trường. Các phi cơ sơn dấu hiệu “Lực lượng Không quân Cách Mạng” (Fuerza Aérea Revolucionairia-FAR). Phi cơ cất cánh từ Nicaragua, mục đích phá hủy những phi cơ chiến đấu của Fidel Castro. Kết quả, 10 phi cơ của Castro bị phá hủy. Một phi cơ Mỹ bị bắn rơi.

8.2.3. Chuyến bay giả ngày 15-4-1961
Ngày 15-4-1961, 90 phút sau khi 8 chiếc B-26 cất cánh, một phi công Cuba lưu vong giả làm phi công của Fidel Castro đào ngũ, xin được đáp khẩn cấp xuống phi trường quốc tế Miami, vì phi cơ bị trúng đạn, hỏng máy. Anh tự khai là Juan Garcia và tuyên bố, anh cùng 3 đồng chí đào ngũ khỏi Không Quân của Castro.
Ngày hôm sau, anh được phép cho tỵ nạn tại Hoa Kỳ, và ngay đêm đó, anh được đưa trở lại Lữ đoàn 2506 để tham gia đổ bộ ngày 17-4-1961.
Để dàn cảnh như thật, cái tấm che động cơ của chiếc B-26 được tháo ra, bắn đạn vào rồi ráp lại, cho nên các phóng viên có thể chụp hình những vết đạn của phi cơ. Một số B-26 của Hoa Kỳ mang số 933 của không quân Cuba.

8.3. Cuộc đổ bộ ngày 17-4-1961
8.3.1. Lực lượng đổ bộ
Lực lượng Cuba lưu vong 1,400 người chia thành 6 tiểu đoàn của Lữ đoàn 2506. Hải Quân Hoa Kỳ huy động trên 20 chiến hạm đủ loại, bao gồm hàng không mẫu hạm USS Essex và 2 tàu ngầm.


Tàu đổ bộ của Lữ đoàn 2506 tại bãi Playa Larga.

                                                    Lính Mỹ tại Vịnh Con Heo                    Hai người Cuba lưu vong chào cờ trước khi đổ bộ.
8.3.2. Cuộc đổ bộ nghi binh lần thứ hai ngày 16-4-1961
Đêm 16-4-1961, một cuộc đổ bộ nghi binh được thực hiện tại tỉnh Pinar del Rio, gồm một toán quân nhỏ, kéo theo những chiếc bè phát ra những âm thanh tạo cảm giác như một cuộc đổ bộ thật sự đang diễn ra ở nơi nầy. Nghi binh nầy có kết quả, là Fidel Castro đã rời bỏ Vịnh Con Heo.

8.3.3. Cuộc đổ bộ thật sự ngày 17-4-1961
Hai địa điểm đổ bộ là Vịnh Con Heo (Playa Giron) và Playa Larga.
- Lúc 00 giờ ngày 17-4-1961
Hai toán phá hoại dưới nước và người nhái xâm nhập vào 2 vịnh nói trên, bật tín hiệu cho 6 tiểu đoàn đổ bộ. 1,300 người Cuba lưu vong cùng xe tăng, xe bọc thép tiến lên bờ.
Ở bãi Larga, việc đổ bộ bị trì trệ vì những chiếc thuyền nhỏ bị đá ngầm và san hô làm hư hỏng. Số là những bãi san hô hình dạng sắc bén được phi cơ do thám U-2 chụp hình, làm cho CIA hiểu lầm, cho rằng đó là những đám rong biển, nên chọn làm nơi đổ quân.
Sự trì hoãn làm cho kế hoạch bị bại lộ. Đám dân quân trên bờ báo cáo về bộ chỉ huy của họ, trước khi họ bị quân đổ bộ tiêu diệt.

- 6 giờ 30 sáng
Các phi cơ của Fidel Castro tấn công vào quân đổ bộ. Ở bãi Larga một chiến hạm Mỹ bị trúng hỏa tiễn. Khoảng 270 người được thả xuống, nhưng khoảng 180 người bị chết chìm hoặc bị bắn chết khi tiến vào bờ.
- Lúc 7 giờ sáng
2 phi cơ Cuba đánh chìm một tàu hộ tống Mỹ.
- 7 giờ 30 sáng
5 phi cơ vận tải HK thả 177 lính dù thuộc Lữ đoàn 2506, 30 người cùng vũ khí nặng được thả xuống gần nhà máy đường của Úc, nhưng những thiết bị nặng bị lạc trong đầm lầy không lấy lên được. Các nhóm khác được thả xuống chung quanh khu vực, mục đích phong tỏa và kiểm soát con đường tiến quân của Castro, nhưng họ chỉ làm chủ con đường trong 2 ngày.
- 8 giờ 30
Một phi cơ Cuba bị bắn hạ.
- 9 giờ
Quân đội và dân quân Cuba được tăng viện bằng những chiếc xe thiết giáp được xe tải chở đến, họ bắt đầu tiến về khu vực lò đường của Úc, nơi quân dù đang chiếm giữ. Trận chiến nổ ra, quân dù thất thế vì vũ khí nặng bị kẹt ở đầm lầy và quân số quá ít.
- 9 giờ 30
Một chiến hạm Mỹ bị phi cơ Cuba bắn chìm.
- 11 giờ
Một phi cơ Cuba bị bắn hạ. Đồng thời, hai chiến hạm HK rút lui ra hải phận quốc tế.
Sau 3 ngày chiến đấu, cuộc đổ bộ không thành công. Tổng thống Kennedy ra lịnh ngừng tiếp viện cho lực lượng đổ bộ, vì do áp lực của Liên Xô và dư luận tại Liên Hiệp Quốc.
Cuộc đổ bộ thất bại, một phần do kế hoạch bí mật bị tiết lộ. Đó là qua những cuộc nói chuyện của những thành viên trong Lữ đoàn 2506, kế hoạch bị tiết lộ, đồng thời tình báo KGB của Liên Xô cũng đã thông báo cho Fidel Castro về việc nầy. Để đối phó, Che Guevara đã tổ chức dân chúng thành nhưng toán dân quân và huấn luyện cho họ xử dụng vũ khí.


Fidel Castro và Che Guevara chỉ huy cuộc đánh trả.
 
5.3.4. Hậu quả

Bị bắt làm tù binh.

Chiến hạm Houston của Mỹ bị bắn chìm                    Vũ khí Mỹ bị tịch thu                            Phi cơ ném bom B-26 bị bắn rơi.
Đài tưởng niệm chiến sĩ Lữ đoàn 2506 ở Miami, Florida.
1). Về phía Hoa Kỳ
118 chết, trong đó có 4 phi công Mỹ.
1,201 người Cuba lưu vong bị bắt làm tù binh
2). Về phía Cuba của Fidel Castro
176 quân chính quy thiệt mạng.
Từ 4,000 đến 5,000 chết, mất tích và bị thương. Họ là dân quân và thường dân có vũ trang.
5.3.5. Phân tích nguyên nhân thất bại
Ngày 22-4-1961, Tổng thống Kennedy yêu cầu tướng Maxwell D. Taylor, Bộ trưởng Tư Pháp Robert F. Kennedy, Đô đốc Arleigh Burke, và Giám đốc CIA Allen Dulles báo cáo nguyên nhân thất bại.
- Không thấy trước được sự thất bại của một chiến dịch bí mật.
- Thiếu phi cơ, tàu đổ bộ và súng đạn.
Đến năm 1996, bản báo cáo tuyệt mật của CIA mới được biết đến:
1. CIA đã vượt quá khả năng của mình khi phát triển một kế hoạch gồm 2 giai đoạn, du kích chiến và vũ trang công khai.
2. Không có sự tham gia đầy đủ của các lãnh tụ lưu vong.
3. Không tổ chức được 1 cuộc nổi dậy bên trong Cuba. (Có lẻ vì dân Cuba chưa thấm đòn Cộng Sản sau 2 năm “cách mạng”.)
4. Quản lý và thông tin nội bộ kém, vì thiếu người Mỹ biết nói tiếng Tây Ban Nha của Cuba.
5. Thiếu kế hoạch xử lý khi bị thất bại bất ngờ, nên không cứu được người đổ bộ.
Giám đốc CIA Allen Dulles và 2 Phó Giám đốc Charles Cabell và Richard Bissell Jr. được khuyến cáo nên từ chức năm 1962.

6* Kết luận
Một đại diện của biệt kích đã phát biểu: “Thảm kịch của những biệt kích Việt Nam không phải là ngẫu nhiên. Thất bại của cuộc chiến tranh bí mật Việt Nam là thất bại của những người điều hành cuộc chiến đó”.
Thất bại của CIA Sài Gòn đã đẩy hàng ngàn thanh niên nhiệt tình bảo vệ Tổ Quốc vào cảnh tù đày như địa ngục trần gian của lao tù Cộng Sản. Một số chết trên đường hành quân, chết khi đụng trận, bị xử bắn khi bị kết án tử hình, chết vì bịnh tật trong nhà giam, và cuối cùng còn 500 người bị tù từ 10 đến 25 năm.
Họ là những thanh niên nhiệt tình yêu nước, chấp nhân phương châm khi gia nhập binh chủng là “Hy sinh trong bóng tối. Tất cả vì Tổ Quốc”. Những thanh niên phải từ giả người yêu, từ giả mẹ già tham gia vào cuộc chiến bảo vệ tự do dân chủ cho miền Nam Việt Nam.
Một trưởng biệt kích ghi lại những kỷ niệm không quên, đó là câu chuyện của một nhân viên sắp lên đường đi công tác.
“Một nhân viên của tôi sắp lên đường. Anh đến gặp tôi và trao một chồng thơ khá dày đã đề sẵn tên người nhận. Anh nói:”Anh Dũng, anh biết em là con một, em đi nhưng không dám nói thật cho mẹ em, vậy em nhờ anh mỗi tháng đến thăm mẹ em và trao cho mẹ em bức thơ nầy, nói là em đang đi học ở ngoại quốc gởi về, cho mẹ em yên tâm. Tôi xúc động. Nhìn người thanh niên ấy với tất cả lòng thương yêu và mến phục. Hàng tháng, tôi đến thăm và trao thơ cho bà mẹ. Nhưng đau đớn thay, lá thơ cuối cùng đã được trao nhưng khóa học…vẫn chưa mãn”. (Nguyễn Văn Vinh)
Trời thương, người thanh niên kiên cường và hiếu thảo ấy đã trở về từ cõi chết sau 20 năm trong lao tù Cộng Sản.

Nha Kỹ Thuật Âm Thầm Trong Bóng Tối, Thì Vinh Quang Không Vượt Khỏi Bóng Đêm.

Trúc Giang
Minnesota ngày 24-3-2014

Những chuyến bay định mệnh

(Ông Tourison từng là nhân viên cao cấp phục vụ trong Cơ quan Tình báo Quốc phòng Hoa Kỳ, đặc trách Tù binh Chiến tranh và Mất tích).
Trưa hôm ấy ngày 25/1/67, anh em Toán Hadley 11 người, do Lê Ngung làm Trưởng Toán, đã tổ chức bữa cơm thân mật để chia tay lần cuối tại khu cấm Long Thành. Được gọi là khu cấm vì nơi đây chỉ giành riêng cho Toán sắp lên đường công tác dài hạn, mọi việc liên lạc với bên ngoài đều bị nghiêm cấm, nhằm bảo mật tối đa công tác mà Toán sắp đảm trách.
Sau khi được các Trưởng Công Tác Việt-Mỹ thuyết trình chi tiết về nhiệm vụ và vùng công tác Toán sẽ xâm nhập. Riêng  2 nhân viên Truyền tin Toán còn được Sĩ quan Truyền Tin Trung Ương trực tiếp thuyết trình về lệnh căn bản truyền tin, cũng như các nhóm an ninh mật mã của mỗi cá nhân hiệu thính viên, mà chỉ mỗi người trong phạm vi họ được  biết. Không một ai khác, kể cả Trưởng Công Tác và Trưởng Toán, được biết đến nhóm mật mã này. Cũng xin nói rõ, mỗi hiệu thính viên đều có cách đánh ma-níp cá biệt, do đó nhịp điệu đánh ma-níp mỗi người đều được ghi âm và lưu giữ trong hồ sơ mật, để đề phòng nếu địch nhảy vào hệ thống liên lạc hoặc có gì nghi ngờ thì chuyên viên truyền tin của Trung Ương  có thể phân biệt được bạn hay thù. Một điện văn gởi từ Trung Ương đến Toán công tác hay ngược lại, sau khi được mật mã sẽ chuyển qua đài trung gian tại Phi luật Tân và từ đài này được chuyển tiếp qua từng đoạn trên nhiều tần số khác nhau, phòng địch có bắt được tần số, thì cũng không thể nào thu được toàn bộ văn bản.
Sau khi được Trưởng Công Tác thuyết trình và được Toán bá cáo đáp hiệu, các toán viên nhận đồ trang bị cá nhân đã được sắp sẵn cho mỗi người và chính tay họ tự sắp xếp lại cho tiện dụng khi hữu sự. Sau đó Toán Hadley được chở ra phi cơ C.130 đang chờ sẵn tại phi trường Long Thành để chở thẳng đến phi trường Nakor-Phanum , phi trường Mỹ nằm trong nội địa Thái Lan, cạnh biên giới Thái-Lào.
Vừa đáp xuống sân bay, Đại úy Caristo và tôi đi ngay vào phòng hành quân. Nơi đây đã có vài người Mỹ chờ đón chúng tôi. Sau khi dự thuyết trình và trao đổi vài chi tiết về cuộc hành quân xâm nhập của Toán Hadley, chúng tôi được xem một số không ảnh và slides phóng lớn mà phi công Mỹ vừa chụp tại vùng bãi đáp (L.Z.), nơi Toán sẽ được trực thăng thả xuống sau vài giờ nữa. Rời phòng hành quân, chúng tôi trở về cấp tốc với Toán đang chờ tại phi trường C.130. Tôi báo ngay cho Toán biết lệnh hành quân được giữ nguyên không có gì thay đổi và ân cần nhắc lại những điểm quan trọng sau:
- Toán sẽ được trực thăng vận đến bãi đáp tại tọa độ… cách mục tiêu 30 km. Toán được trang bị rất nhẹ, chỉ mang theo 3 ngày lương khô.
- Sau khi xuống đất, Toán sẽ di chuyển cấp tốc theo hướng  12 giờ để tiến về bãi thả ở tọa độ X..nằm trên hướng Bắc là hướng di chuyển của Toán.
- Toán sẽ ẩn trú quanh đây để nhận tiếp tế thả dù, được ấn định lúc 1 giờ khuya đêm thứ 3, kể từ đêm xâm nhập.
- Toán sẽ đánh dấu bãi thả 5 phút trước giờ qui định và làm dấu hiệu chữ T theo hướng Đông-Tây Bắc- Nam với 5 ngọn đèn pin mỗi ngọn cách nhau 3 mét. Năm kiện hàng đã được đóng sẵn và chở đến Thái Lan cùng chuyến với Toán. Trong trường hợp có gì thay đổi, Toán sẽ được thông báo bằng tín hiệu qua đài phát thanh ‘Gươm Thiêng Ái Quốc’, là đài phát thanh bí mật của Sở Tâm Lý Chiến thuộc Sở Kỹ Thuật nhằm vào công tác tuyên truyền chống chính quyền Miền Bắc.
Khi giờ G điểm, 2 chiếc trực thăng CH3 mở máy. Toán cùng với tôi và một hạ sĩ quan P.D.O. bước lên trực thăng số 1 do chính Trung Tá Phi Đoàn Trưởng là phi công chính. Chiếc số 2 do một Trung úy lái bay kèm theo làm trừ bị. Cả hai chiếc tiến dần về hướng đông.
Mặc dầu loại CH3 có trữ lượng xăng lớn, nhưng vì đường bay từ Nakor-Phanum băng qua không phận Lào để tiến vào Miền Bắc là một không trình khá dài, do đó hai trực thăng phải đáp xuống căn cứ bí mật của Tướng Vàng Pao để tiếp thêm nhiên liệu. Rời căn cứ này, phi cơ trực chỉ mục tiêu. Trời đã về chiều, tiếng động cơ pha lẫn tiếng cánh quạt chạm mạnh vào những cột gió vô hình, gây nên cảm giác vừa thích thú vừa ghê rợn. Tôi liếc nhìn quanh anh em Toán Hadley đang trầm tư im lặng…Họ là những thanh niên hào hùng đầy nhiệt huyết, tuổi đời mới trên dưới 20. Họ đã không quản ngại hy sinh tuổi thanh xuân với bao lạc thú, chấp nhận cuộc sống đầy mạo hiểm với bao thử thách gian khổ. Tất cả vì Tổ Quốc thân yêu. Phải, họ là những người hy sinh trong bóng tối, đáng được mọi người yêu mến cảm phục.
Kìa những dẫy núi đá vôi bắt đầu lộ diện trong nền trời mây trắng bao quanh, báo hiệu bãi đáp gần kề.
Thật vậy, tiếng chuông báo hiệu cùng lúc với tiếng Trung Tá trưởng phi cơ báo trong máy cho tôi biết chỉ còn 5 phút nữa sẽ đến bãi đáp. Tôi ra hiệu báo cho anh em sẵn sàng. Trực thăng sà dần xuống bãi đáp..ba phút…hai phút…một phút. Nhanh như chớp không đầy 15 giây, tất cả Toán 11 người đã rời khỏi phi cơ. Họ đã biến mất trong các lùm cây rậm. Tôi quay lưng , bám vào thanh sắt cửa phi cơ, cố quay đầu lại quan sát, nhưng  chẳng còn thấy một ai. Tôi ngoảnh mặt nhìn phía trước, một con đường đất khá lớn hiện ra trước mặt tôi. Tôi tự hỏi tại sao có con đường này ? Đường này Việt Cộng mới làm cấp tốc hay sao mà chưa thấy trên bản đồ ? Không thể có chuyện đó được vì không ảnh và slides mới chụp cách đây 3 hôm, không thấy có con đường này. Trong lúc tôi còn phân vân thì trong tai tôi vang lên tiếng nói của Trung úy trưởng phi cơ 2 đang bay trên đầu tôi nói vọng xuống báo động :”Ông đáp sai L.Z.! Ông đáp sai bãi đáp rồi ! “
Tôi nhìn lên Trung Tá Phi đoàn trưởng cùng lúc ông quay xuống nhìn tôi. Tôi gật đầu mấy cái tỏ dấu đồng ý với viên Trung úy. “Anh muốn tôi làm gì bây giờ?”. Ông hỏi, tôi đáp ngay “Xin quay lại đón Toán. Toán bị thả sai rồi ! Kế hoạch sẽ hỏng hết!”
Chiều ý tôi, trực thăng quay lui, nhưng phải mất 10 phút sau mới đáp được xuống khoảng trống cạnh con đường mòn. Tôi và Hạ sĩ quan P.O.D nhảy xuống, chia nhau mỗi người một hướng vừa chạy vừa la to :”Ngung ơi! Ngung ơi! Trở lại trực thăng ngay!”. Chúng tôi chạy như người mất hồn, vừa chạy vừa kêu mãi trong vòng 5 phút. Nhưng buồn thay, chỉ có tiếng vọng từ rừng sâu đáp trả lại tiếng la hét của chúng tôi thôi. Tôi càng lo âu hơn khi nhìn thấy xa xa vài con trâu đang ăn cỏ và mấy hình nộm treo ở ruộng bắp hay đậu dân địa phương dùng để đuổi muông thú. Chúng tôi đành trở lại trực thăng với thất vọng não nề. Viên xạ thủ minigun tỏ vẻ hốt hoảng, kêu chúng tôi lên trực thăng gấp khi anh ta trông thấy đàn trâu và dấu chân người in trên đường mòn nơi trực thăng đang đậu. Trên đường về, tôi hết sức băn khoăn khi Toán bị thả lầm vào một vùng không an ninh. Tôi vừa lo cho anh em vừa lo cho kế hoạch Hành quân bị hỏng .
Biện pháp cấp tốc mà chúng tôi phải thi hành là dùng điện thoại ‘hot line’ cho Sài gòn biết và xin Trung Ương dùng ám thoại báo ngay cho Toán. Ám thoại đã được chuyển ngay cho Toán tối hôm ấy.
Riêng phần chúng tôi, thay vì ở lại Thái Lan thêm ba ngày đợi tiếp tế xong cho Toán, đã phải trở về Sài gòn ngay tối đó. Sáng hôm sau Đại úy Caristo đã lo phương tiện cho tôi bay ra Đà nẵng, xin phi cơ bay đi tìm Toán.
Chiều 26/1/67, Thiếu Tá Vượng Phi đoàn trưởng Phi đoàn AIE  Skyraider  đã chở tôi thực hiện phi vụ đầu tiên tìm Toán. Tháp tùng chúng tôi còn có phi cơ của Đại Tá Cố vấn phi đoàn.  Rời căn cứ không quân Đà nẵng 2 phi cơ bay thẳng ra biển, hình như họ cố tránh màn lưới radar  địch và từ biển khơi 2 phi cơ trực chỉ vào vùng thả Toán chiều hôm trước. Hai chiếc bay lượn nhiều vòng trên không phận địch. Chúng tôi cố quan sát và luôn gọi Toán qua máy điện đàm. Nhưng buồn thay, không một tiếng đáp trả và cũng không một dấu hiệu nào được phát hiện của Toán, mặc dầu toán được trang bị máy điện đàm và mỗi toán viên đều được cấp phát panneau và kính chiếu để liên lạc với phi cơ, cùng súng bắn hỏa châu và khói hiệu…Tất cả đều được hướng dẫn sử dụng các phương tiện liên lạc, nhưng không hiểu tại sao Toán vẫn im lặng một cách khó hiểu…Không lẽ Toán không thấy phi cơ chúng tôi hay chúng tôi đã bay sai địa điểm ?
Sau khi bay lượn chừng 20 phút, 2 phi cơ đổi hướng bay về Nakor-Phanom  để lấy nhiên liệu và nghỉ đêm, đợi sáng hôm sau lúc trời quang đãng, chúng tôi lại bay trở lại vùng thả Toán và tìm kiếm mỗi ngày 2 phi vụ. Chúng tôi bay liên tục 3 ngày rưỡi với 7 phi vụ, nhưng không tìm được dấu hiệu nào của Toán.
Thiếu tá Vượng, Đại úy Thành, Đại úy Hoan và Trung úy An là những phi công tài ba rất gan lì nhiệt tâm. Họ bay rất thấp, xem thường súng phòng không địch…Nhưng mọi cố gắng đều không đem lại kết quả .
Chúng tôi trở về Sài gòn với nhiều nghi vấn. Đại úy Caristo đến gặp tôi với bộ mặt không vui, báo cho tôi biết C.A.S. bí danh cơ quan tình báo Mỹ hoạt động tại Lào, vừa báo cho MACV-SOG hay là Toán HADLEY đã bị bắt sau 2 ngày xâm nhập. Đó là tin đau đớn nhưng không làm tôi ngạc nhiên vì chúng tôi cũng đã tiên liệu như vậy.
Đến năm 68, sau cuộc tấn công tàn bạo của Việt Cộng vào Tết Mậu Thân, nhiều tù bình và hàng binh VC đã tiết lộ khá nhiều tin tức giá trị về các Toán Biệt Kích hoạt động tại Miền Bắc. Qua đó chúng tôi được biết có nhiều Toán đã bị thả sai tọa độ, trong số đó có Toán Red Dragon đã bị thả xuống một trại lính Trung  Cộng, Toán Europa bị thả nhầm xuống một làng của dân, Toán Scorpion và một số Toán khác tôi không còn nhớ rõ tên cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Hôm nay đến lượt Toán Hadley!
Lần này chúng tôi vẫn nghĩ rằng anh em các Toán ấy không được may mắn gặp phải những chuyến bay do phi công dở ẹt lái nên đã thả sai tọa độ.  
Nhưng mới đây khi đọc bài ‘Nước mắt không còn’ của ông Tourison, một chuyên viên thượng thặng của ngành tình báo Hoa Kỳ, được đăng trên báo Con Cò ở California, tôi mới bật ngửa. Đây là một cố tình  thả sai các Toán của cơ quan Tình Báo Hoa Kỳ, để loại bỏ những  người đã được huấn luyện, nhưng không còn cần sử dụng nữa. Nếu trả họ về quân đội hay đời sống dân sự VNCH, các bí mật tình báo có thể bị tiết lộ, nên đã quyết định một giải pháp là thả xuống  Miền Bắc cho Việt Cộng bắt, chứ không phải do phi công thả sai tọa độ.
Chúng tôi viết loạt bài này để ghi lại những nỗi đau thương mà anh em Biệt Kích phải chịu trong suốt thời gian bị giam giữ trên dưới 20 năm trong lao tù Cộng Sản, đã bị Hoa Kỳ cố tình bỏ quên.
Ông  Tourison đã vạch trần một sự thật phũ phàng : Chính các giới chức trong cơ quan MACV-SOG, cơ quan đối nhiệm Sở Kỹ Thuật, là ‘tác giả’ của giải pháp đưa một số anh em Biệt Kích vào miệng cọp. Đây là một giải pháp quá bất nhân đến nỗi ông Tourison phải thốt lên rằng ông không còn nước mắt để mà khóc.
Mới đây, tôi có nói chuyện với ông Tourison qua điện thoại. Tôi đã hỏi ông về những chuyến bay thả lầm Tọa độ, thì ông cải chính và nói : “Không phải thả lầm, mà là có dụng ý!”.Tôi chỉ còn biết kêu lên xót xa uất  hận cho các anh em Biệt Kích vì muốn phụng  sự Tổ Quốc, đã bị tình báo Hoa Kỳ dùng làm vật hy sinh. 
Đau buồn thay Những Chuyến Bay Định Mệnh , những chuyến bay phũ phàng, những chuyến bay khổ công xếp đặt với nhiều kỳ vọng…đã đưa bao thanh niên Việt Nam vào chỗ chết. Tôi không biết chính phủ Hoa Kỳ nghĩ thế nào khi hành động tội ác trên, đã do chính các nhân viên tình báo của họ , vì sự cắn rứt của lương tâm đã phơi bày ra ánh sáng ?
Bài viết không có tên tác giả sưu tầm trên net

Saturday, July 16, 2016

Hiểm họa Trung Quốc và bài học Thổ Nhĩ Kỳ


Đảo chánh quân sự tại Thổ Nhĩ Kỳ thất bại.
Hàng trăm người bị giết và hàng ngàn quân chống chính phủ bị bắt. Lần nữa chế độ dân chủ Thổ Nhĩ Kỳ đã đứng vững. Đây không phải là lần đầu mà quốc gia này đã trải qua nhiều cuộc đảo chánh. Trong lúc chính sách đối với châu Âu và tôn giáo của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan và Thủ tướng Binali Yıldırım, cả hai đều thuộc đảng Justice and Development Party (AKP) tạo nhiều bất đồng trong dân chúng, nền dân chủ vẫn phải được tôn trọng và bảo vệ. Lịch sử nền Cộng Hòa Thổ Nhĩ Kỳ là một bài học lớn cho các quốc gia nằm giữa gọng kèm của các cường quốc. Mời các bạn đọc lại bài viết này:


Chiến tranh sẽ đến. Không cần phải là nhà tiên tri hay nhà khoa học xã hội cũng có thể đoán được. Lịch sử loài người đã chứng minh chiến tranh và hòa bình là hai mặt biện chứng trong tiến trình phát triển của xã hội loài người.
Vegetius trong tác phẩm nổi tiếng Quan tâm về các vấn đề quân sự (De Re Militari) xuất bản vào thế kỷ thứ năm đã viết “Muốn có hòa bình, hãy chuẩn bị chiến tranh”. Từ chiến tranh bộ lạc sang chiến tranh thuộc địa, chiến tranh khu vực, chiến tranh thế giới, chiến tranh giải phóng dân tộc, chiến tranh lạnh, chiến tranh giữa những người cùng chủng tộc, trong từng giờ, từng phút máu của nhân loại đã và đang đổ xuống tại nhiều nơi trên trái địa cầu ngày càng chật hẹp này.
Trong lúc chiến tranh là một sự kiện khó thể tránh khỏi, trong đó, nhiều nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát và quyết định của giới lãnh đạo và nhân dân các quốc gia nạn nhân, những nhà lãnh đạo khôn ngoan, có tầm nhìn xa, biết chọn đúng thế đứng chính trị, không những tránh được chiến tranh mà còn vận dụng các xung đột quốc tế để đem về các lợi íBắc
Mustafa Kemal Atatürk nhìn về tương lai Thổ Nhĩ Kỳ

 
Thổ Nhĩ Kỳ dưới sự lãnh đạo của Mustafa Kemal Atatürk từ năm 1923 đến năm 1938 và các chính phủ về sau là một bài học lớn cho nhiều quốc gia vừa thoát khỏi chế độ phong kiến và thuộc địa. Trong số đó, hai bài học quan trọng:

1. Sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa của dân tộc và hướng phát triển dân chủ của thời đại.
2. Người lãnh đạo phải có tầm nhìn xa và khi cần phải biết chọn lựa dứt khoát một thế đứng trong bang giao quốc tế có lợi cho sự phát triển lâu dài của đất nước.

Mustafa Kemal Atatürk, thường được gọi tắt Mustafa Kemal, sinh năm 1881 tại Salonika trong một gia đình theo Hồi Giáo, thuộc Đế Chế Ottoman. Ông vào trường chuyên quân sự khi tuổi mới 12. Mustafa Kemal được nhận vào học viện quân sự năm 1902 và tốt nghiệp đại học quân sự năm 1905. Khi Thế chiến Thứ nhất bùng nổ, Đế Chế Ottoman liên minh với Đức và Hung. Mustafa Kemal chỉ huy sư đoàn 19 thuộc binh đoàn 2 và đưa quân vào hành lang Đông Âu. Ông là một sĩ quan xuất sắc, dạn dày trận mạc, chiến đấu dũng cảm và được tặng thưởng 24 huân chương chiến công. Mặc dù những năm cuối của Thế chiến Thứ nhất, liên quân Đức-Hung thua nhiều trận lớn nhưng binh đoàn 16 dưới quyền Mustafa Kemal đã liên tục đánh bại quân Nga. Khi Cách Mạng Cộng Sản 1917 bùng nổ, Nga rút quân.
Sau Thế chiến Thứ nhất, Đế Chế Ottoman sụp đổ, lãnh thổ bị chia cắt và phần Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay bị đồng minh dưới quyền của Anh chiếm đóng. Tướng Mustafa Kemal thoát ly khỏi chế độ Ottoman để phát động một phong trào võ trang đòi độc lập cho Thổ Nhĩ Kỳ. Mặc dù bị kết án tử hình vắng mặt, Mustafa Kemal vẫn được bầu vào quốc hội Ottoman. Khi quốc hội này bị Anh giải tán, Mustafa Kemal kêu gọi bầu quốc hội khác và đặt trụ sở tại bản doanh của phong trào độc lập ở Ankara. Quốc hội mới được bầu ra qua danh xưng Đại Nghị Quốc Gia (Grand National Assembly) gọi tắt là GNA. Ngày 5 tháng 8 năm 1921, Mustafa Kemal được GNA phong làm Tổng Tư lịnh Quân đội Phong trào Giành Độc lập Thổ Nhĩ Kỳ. Quân khởi nghĩa dưới quyền Mustafa Kemal đánh bại liên quân Anh, Pháp, Ý, Hy Lạp tại nhiều nơi. Kết quả, hiệp ước Lausanne ra đời ngày 24 tháng 7 năm 1923 công nhận nền độc lập của Cộng Hòa Thổ Nhĩ Kỳ.
Tức khắc sau khi trở thành tổng thống đầu tiên của nền cộng hòa non trẻ, Mustafa Kemal đặt mục tiêu hiện đại hóa đất nước lên hàng đầu. Trung tâm quyền lực chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn này là GNA trong đó đảng Cộng Hòa Nhân Dân do Mustafa Kemal thành lập giữ gần như đa số tuyệt đối. Hiện đại hóa không chỉ được tiến hành trong lãnh vực kinh tế nhưng quan trọng hơn trong chính trị, văn hóa, giáo dục. Trong suốt thời gian lãnh đạo quốc gia, Mustafa Kemal thực hiện hàng loạt các biện pháp cấp tiến bao gồm việc giải tán các cơ sở giáo dục Hồi Giáo, bỏ tiếng Á Rập và thay bằng ngôn ngữ Thổ dùng mẫu tự La Tinh, thành lập các ủy ban nghiên cứu sự thành công của hệ thống kinh tế Pháp, Ý, Thụy Sĩ, Thụy Điển để áp dụng một cách hữu hiệu vào điều kiện một quốc gia Hồi Giáo như Thổ. Mùa hè 1924, Mustafa Kemal còn mời nhà giáo dục Mỹ John Frederick Dewey thuộc trường đại học Columbia, đến Thổ để cố vấn chính phủ về cải cách giáo dục.

Cơ sở lý luận Kemal
Để định hướng lâu dài cho đất nước, Mustafa Kemal xây dựng cơ sở lý luận Kemal (Kemalism) đặt căn bản trên ba thành tố chính: Cộng Hòa (Republicanism), Dân Túy (Populism) và Thế Tục (Secularism).
Về thành tố Cộng Hòa, Mustafa Kemal thay thế các nguyên tắc lãnh đạo quân chủ bằng các nguyên tắc dân chủ pháp trị trong đó các quyền dân sự do chính nhân dân quyết định qua hình thức dân chủ đại diện. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất và được bầu lên qua một cuộc đầu phiếu phổ thông.
Về thành tố Dân Túy (Populism), Mustafa Kemal quan niệm cách mạng dân tộc dân chủ của Thổ Nhĩ Kỳ là một cuộc cách mạng xã hội nhằm phục vụ cho lợi ích của toàn dân. Ông đề cao các giá trị văn hóa lịch sử Thổ và xem đó như hành trang lên đường hướng tới một tương lai sáng lạng cho dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ.
Về thành tố Thế Tục (Secularism ), Mustafa Kemal chủ trương tách tôn giáo ra khỏi nhà nước. Ngay cả câu “Nền tảng tôn giáo của quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ là Hồi Giáo” trước đó được xem như là tự nhiên trong một nước với 99.8% dân số theo đạo Hồi, cũng bị gạch bỏ khỏi hiến pháp. Thái độ dứt khoát của Mustafa Kemal về tôn giáo không nhằm xóa bỏ tôn giáo hay thù địch tôn giáo nhưng nhằm mở rộng tự do tư tưởng và nâng cao vai trò độc lập của chính phủ trong một xã hội vốn đã bị ảnh hưởng tôn giáo đè nặng suốt sáu thế kỷ dưới thời Đế Chế Ottoman.


Chính sách Thổ Nhĩ Kỳ trong Thế chiến Thứ hai
Về đối ngoại, vài năm trước khi qua đời vào ngày 10 tháng 11 năm 1938, Mustafa Kemal tìm cách cải thiện mối quan hệ ngoại giao với Anh để cân bằng cán cân ảnh hưởng với Liên Xô.
Tổng thống thứ hai của Thổ Nhĩ Kỳ Mustafa İsmet İnönü, người kế vị Mustafa Kemal ý thức sự chịu đựng của nhân dân Thổ trong suốt 14 năm chiến tranh từ 1908 đến 1922 nên quyết tâm bằng mọi cách tránh đưa đất nước vào vòng chiến một lần nữa. Khi Thế chiến Thứ hai bùng nổ, Mustafa İsmet İnönü tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ trung lập. Nhờ thế, trong lúc phần lớn châu Âu chìm trong biển lửa, Thổ Nhĩ Kỳ dù là vị trí trái độn giữa hai khối, không bị ảnh hưởng gì.
Tuy nhiên, cuối tháng 2 năm 1945, khi số phận của khối trục chỉ còn tính bằng ngày, Tổng thống Mustafa İsmet İnönü đã khôn khéo chọn lựa đứng về phía đồng minh. Dù không có một người lính Thổ nào ra trận, theo quyết định của hội nghị Yalta, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn được xem là quốc gia đồng minh và là một trong những hội viên thành lập đầu tiên của Liên Hiệp Quốc. Cả Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt và Thủ tướng Anh Winston Churchill đều muốn Thổ Nhĩ Kỹ, quốc gia có vị trí chiến lược ngay sân sau của Liên Xô, đứng về phía họ nên đã khuyến khích Thổ tham gia phe đồng minh. Tương tự, Joseph Stalin cũng đánh giá cao vị trí chiến lược của Thổ và mặc dù không tin tưởng hẳn, y vẫn nghĩ chính phủ Thổ sẽ tiếp tục ủng hộ chính sách đối ngoại của Liên Xô như trước đây nên đã đồng ý đề nghị của Thủ tướng Churchill.

Liên Xô tham vọng độc chiếm Eo biển Thổ Nhĩ Kỳ

 
Ngay sau khi Thế chiến Thứ hai vừa chấm dứt, tham vọng bành trướng về phía đông của Stalin đang trên đà chiến thắng lộ rõ nhất là qua xung đột Eo biển Thổ Nhĩ Kỳ (The Turkish Straits) gồm hai eo biển Bosphorus và Dardanelles nằm giữa Hắc Hải và Địa Trung Hải. Eo biển Thổ là nguồn hải lưu huyết mạch và là chiếc cầu biển nối hai châu Âu và Á. Eo biển là trái tim của Thổ Nhĩ Kỳ. Bất cứ quốc gia nào làm chủ Eo biển sẽ giữ vị trí quân sự và chính trị quyết định trong toàn vùng Hắc Hải và khu vực Balkans.
Ngày 19 tháng Ba năm 1945, Ngoại trưởng Liên Xô Vyacheslav M. Molotov thông báo cho đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Liên Xô biết Liên Xô đơn phương hủy bỏ Hiệp Ước Cam Kết Không Xâm Lược (Non-Aggression Pact) giữa Liên Xô và Thổ được ký kết ngày 17 tháng Giêng năm 1925. Tham vọng bành trướng của Liên Xô không phải chỉ là chính sách riêng của Stalin nhưng là một bước kế tục truyền thống khống chế các nước nhỏ chung quanh đã có từ thời các Sa Hoàng Nga.
Khi chính phủ Thổ tìm cách làm dịu mối quan hệ, Liên Xô đưa ra hàng loạt điều kiện bao gồm việc chia quyền điều hành Eo biển Thổ Nhĩ Kỳ, Hồng quân Liên Xô có trách nhiệm bảo vệ an ninh Eo biển, và ngoài ra, Thổ phải trao trả cho Liên Xô hai vùng đất Kars và Ardahan đang thuộc lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ từ chối.

Thổ Nhĩ Kỳ chọn gia nhập NATO

 
Trước sự đe dọa của Liên Xô và sự phân cực rõ nét của chính trị thế giới sau Thế chiến Thứ hai, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Mustafa İsmet İnönü ý thức rằng để bảo vệ chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ và hiện đại hóa đất nước, Thổ Nhĩ Kỳ phải từ bỏ chính sách đối ngoại hợp tác theo kiểu bình đẳng cùng có lợi với mọi quốc gia để đứng về một phía có triển vọng phục vụ tốt nhất cho quyền lợi trước mắt cũng như lâu dài của Thổ. Thổ Nhĩ Kỳ dứt khoát đứng về phía Mỹ trong cuộc chiến tranh lạnh với Liên Xô.
Ngày 22 tháng 5 năm 1947, Tổng thống Truman ký quyết định viện trợ cho Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp. Năm 1948, các cố vấn quân sự Mỹ bắt đầu giúp đỡ chính phủ Thổ tái trang bị và hiện đại hóa quân đội.
Mỹ và Anh muốn dùng đất Thổ như một tiền đồn và quân đội Thổ như một đơn vị tiền phương để làm chậm sức tấn công của bộ binh Liên Xô một khi chiến tranh giữa hai khối bùng nổ trong lúc chờ đợi không lực Anh Mỹ mở các cuộc phản công phát xuất từ các căn cứ không quân đặt tại Ai Cập. Dĩ nhiên, chính phủ Thổ biết rõ thâm ý của Anh và Mỹ nhưng đó là cái giá phải chọn vì nền an ninh và sự thịnh vượng của quốc gia Thổ.
Theo tổng kết được ghi lại trong tài liệu Tương lai chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ (The future of Turkish Foreign Policy) của hai tác giả Lenore G. Martin và Dimitris Keridis, trong năm 1948, Mỹ viện trợ cho Thổ Nhĩ Kỳ 180 phi cơ chiến đấu F-47, 30 phi cơ oanh tạc B-26 và 86 phi cơ vận tải C-47. Trong thời điểm 1948, đó là một viện trợ quân sự lớn. Với số vũ khí mới, quân đội Thổ không những có thể ngăn chặn mà nếu cần còn có khả năng oanh tạc các nguồn dầu khí của Liên Xô tại Romania và trong vùng Caucasus.
Tuy nhiên súng đạn không phải chỉ là những gì Thổ Nhĩ Kỳ muốn nhưng quan trọng hơn là sự bảo đảm bằng một liên minh quân sự quốc tế. Nói rõ hơn, Thổ muốn trở thành hội viên chính thức của Tổ Chức Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Tổng thống Mustafa İsmet İnönü tin tưởng hỏa lực hùng hậu của NATO và Hạm đội Địa Trung Hải của Mỹ là bức tường thành vững chắc nhất để bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ chống lại Liên Xô xâm lược. Để chứng tỏ thiện chí, Thổ Nhĩ Kỳ gởi quân tham chiến bên cạnh các lực lượng Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên.

Ngày 18 tháng 2 năm 1952, Thổ Nhĩ Kỳ chính thức trở thành hội viên của NATO.

Thổ Nhĩ Kỳ sau khi gia nhập NATO

 
Sau khi gia nhập khối dân chủ tây phương, Thổ Nhĩ Kỳ phát triển một cách nhanh chóng trong mọi lãnh vực. Thổ Nhĩ Kỳ có nền kinh tế lớn hạng thứ 17 thế giới với lợi tức bình quân đầu người trên 10 ngàn đô la và là thành viên của G-20. Từ một nước phải chịu nhún nhường trước Liên Xô và sau đó lệ thuộc vào vũ khí của Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành một quốc gia tự sản xuất và xuất cảng võ khí tối tân. Không quân Thổ là một trong những lực lượng không quân lớn nhất của NATO. Thổ Nhĩ Kỳ là một trong năm quốc thành viên của Chính Sách Sử Dụng Nguyên Tử trực thuộc NATO. Hiện nay có 90 bom nguyên tử loại B61 được đặt tại căn cứ quân sự Incirlik trên đất Thổ. Nếu có một chiến tranh nguyên tử, không lực Thổ Nhĩ Kỳ với sự chấp thuận của NATO có quyền sử dụng các vũ khí nguyên tử đó. Các phi đoàn chiến đấu F-16C tối tân của không quân Thổ Nhĩ Kỳ do chính công ty Công Nghiệp Không Gian Thổ (Turkish Aerospace Industries) sản xuất. Thổ Nhĩ Kỳ còn là thành viên của chương trình sản xuất phi cơ chiến đấu F-35, một trong những đề án kỹ thuật cao cấp và đắc giá nhất.
Trước các thành tựu về kinh tế, chính trị và quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ, không cần phải phân tích, mọi người đều có thể hiểu, chính hạt mầm dân chủ quý giá mà những người thành lập cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ gieo trên mảnh đất đầy phân hóa vì độc tài phong kiến đã lớn lên thành cây xanh, trái ngọt cho các thế hệ Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay. Mười năm sau ngày độc lập, Tổng thống Mustafa Kemal đã phát biểu “Cộng hòa có nghĩa lãnh đạo một quốc gia dân chủ. Chúng ta thành lập chế độ Cộng Hòa đã mười năm, nó phải thỏa mãn các đòi hỏi của một chế độ dân chủ khi cần đến.”
Sự chọn lựa nào mà chẳng có hy sinh. Con đường dẫn đến dân chủ của Thổ Nhĩ Kỳ không phải bằng phẳng. Với một quốc gia mang truyền thống quân sự từ thời Đế Chế Ottoman, trong suốt mười năm đầu sau độc lập, nước Thổ vẫn còn chịu đựng nhiều biến cố đảo chánh, ám sát, lật đổ, treo cổ, tranh chấp giữa chính quyền dân sự và các tướng lãnh, nhưng tất cả đều không rung chuyển được nền tảng dân chủ tại Thổ.
Và cũng không cần phải phân tích nhiều, mọi người đều hiểu sự chọn lựa dứt khoát của cấp lãnh đạo Thổ sau Thế chiến Thứ hai đã có ảnh hưởng quyết định trong việc đưa đất nước vượt qua hẳn quá khứ chậm tiến lạc hậu để trở thành một quốc gia dân chủ tiến bộ duy nhất trong khối các quốc gia Hồi Giáo. Thật vậy, nếu 1945, các lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ chấp nhận các yêu sách của Stalin và trở thành một chư hầu không Cộng Sản của Liên Xô, nước Thổ vẫn là một nước Hồi Giáo nghèo nàn, lạc hậu và yếu kém như nhiều quốc gia Hồi Giáo Á Phi khác hiện nay.

Trung Quốc muốn gì ở Việt Nam?
Mặc dù có những thay đổi chiến thuật trong từng thời kỳ, về căn bản, mục tiêu của chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc từ khi bắt đầu can dự vào cuộc chiến Việt Nam đến nay vẫn không thay đổi. Một cách vắn tắt như đã viết trong các bài trước, Trung Quốc muốn Việt Nam:

1. Hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Quốc về chế độ chính trị.
2. Một phần không thể tách rời trong toàn bộ chiến lược an ninh châu Á của Trung Quốc.
3. Trung Quốc độc chiếm toàn bộ các quyền lợi kinh tế vùng biển Đông bao gồm cả các vùng biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa đang tranh chấp.

Về mặt chính trị. Hai nỗi lo lớn của giới lãnh đạo CS Trung Quốc là sợ bị bao vây từ bên ngoài và diễn biến hòa bình bên trong nội bộ Trung Quốc. Nhìn quanh, họ chỉ thấy kẻ thù. Thật vậy, hầu hết các quốc gia dân chủ trong vùng từ Ấn Độ đến Nhật Bản, Đài Loan, Nam Hàn, Thái Lan, tuy mức độ khác nhau nhưng đều là các quốc gia đang có những mâu thuẫn căn bản với Trung Quốc, không những về quyền lợi kinh tế mà cả chế độ chính trị. Mặc dù không công khai tuyên bố, giới lãnh đạo CS Trung Quốc cũng biết hiện nay chỉ còn năm quốc gia theo một loại chủ nghĩa mà giáo sư sử học Roderick Macfarquhar, thuộc đại học Harvard, gọi là chủ nghĩa Lê Nin không có Mác, tức một nhà nước chuyên chính sắc máu nhưng không còn dựa trên nền tảng triết lý duy vật. Hai cơ chế chính trị Cộng Sản Trung Quốc và CSVN có một mối quan hệ hữu cơ mật thiết với các yếu tố tương quan và phụ thuộc vào nhau. Sự lệ thuộc về chính trị của Việt Nam vào Trung Quốc không chỉ giúp giữ an toàn phòng tuyến phía nam mà còn tránh sự sụp đổ dây chuyền trong trường hợp cách mạng dân chủ tại Việt Nam diễn ra trước. Không giống như điều kiện chính trị thời điểm hội nghị Thành Đô, các phát triển chính trị và quân sự vùng Á Châu và Thái Bình Dương đang diễn ra cho thấy cuộc cách mạng dân chủ có nhiều khả năng diễn ra tại Việt Nam sớm hơn Trung Quốc.
Về mặt kinh tế. Hơn ai hết, giới lãnh đạo CS Trung Quốc biết chế độ CS như người đi trên dây, ngồi trên lưỡi dao cạo. Sự ổn định tại Trung Quốc hiện nay chỉ là sự ổn định tạm thời vì cơ chế chính trị Trung Quốc vốn được xây dựng trên một nền tảng bất ổn. Trong suốt 40 năm từ khi chương trình hiện đại hóa của Đặng Tiểu Bình ra đời, các thế hệ lãnh đạo đảng đã tập trung vào việc phát triển kinh tế để vừa thỏa mãn nhu cầu vật chất của người dân và vừa hợp thức hóa vai trò lãnh đạo của đảng Cộng Sản. Hai yếu tố hàng đầu của một nền kinh tế sản xuất là lao động và nguyên liệu. Lợi thế của Trung Quốc là nguồn lao động rẻ nhưng trong điều kiện một quốc gia có mức độ lãng phí nguyên vật liệu cao trong các nước đang phát triển như Trung Quốc, việc đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho một nền kinh tế khổng lồ nhưng lạc hậu về quản trị là một thách thức lớn cho giới lãnh đạo.
Hàng hóa của Trung Quốc xuất cảng phần lớn là hàng hóa tiêu dùng nhưng đây cũng là những loại sản phẩm mà quốc gia nào cũng có thể sản xuất được. Sự lớn mạnh của khối được gọi là các Nền Kinh Tế Đang Hứa Hẹn (Emerging Economies) trong đó Ấn Độ, với dân số 1.2 tỉ và mức xuất cảng cùng loại hàng hóa như Trung Quốc tăng 100 phần trăm trong vòng 10 năm qua là mối đe dọa lớn cho hàng hóa Trung Quốc. Để duy trì giá thành sản phẩm thấp, Trung Quốc không thể mua nguyên liệu theo giá trên các thị trường quốc tế London, New York hay nhập từ các nước châu Âu nên đã tìm cách khai thác các nguồn nguyên liệu rẻ qua chính sách thực dân đỏ bất nhân đang diễn ra tại các nước châu Phi, như trường hợp Congo.
Riêng với Á châu, khu vực này không chỉ là thị trường tiêu thụ mà còn là nguồn cung cấp nguyên liệu quan trọng cho nền kinh tế Trung Quốc. Miếng mồi ngon nhất, hấp dẫn nhất, đủ tiêu chuẩn kinh tế, chính trị, quân sự nhất không đâu khác hơn là Việt Nam. Chủ trương muốn Việt Nam là phần không thể tách rời trong toàn bộ chiến lược châu Á của Trung Quốc quá rõ ràng, không cần phải một nhà phân tích chính trị cỡ Carlyle Thayer mới thấy mà ngay trong tác phẩm Sự Thật Về Quan Hệ Việt Nam-Trung Quốc Trong 30 Năm Qua Nxb Sự Thật, Hà Nội tháng 10, 1979, giới lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam cũng đã tự thú điều này “Việt Nam là một đối tượng quan trọng cần khuất phục và thôn tính để dễ bề đạt được lợi ích chiến lược của họ”.

Điểm giống nhau và khác nhau giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ
Về mặt địa lý chính trị và quân sự, Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều điểm giống nhau. Tham vọng thiên triều của các triều đại phong kiến Trung Hoa đối với các quốc gia nhỏ vùng Đông Nam Á, đặc biệt với Việt Nam, thâm độc không khác gì truyền thống nước lớn của các Sa Hoàng Nga đối với các nước Đông Âu. Hoàng Sa và Trường Sa, đôi mắt của Việt Nam nhìn ra Thái Bình Dương quan trọng không kém gì Eo biển Thổ Nhĩ Kỳ, trái tim Thổ Nhĩ Kỳ trong vùng Địa Trung Hải. Khát vọng của dân tộc Việt Nam mong được sống trong tự do, thanh bình, thịnh vượng sau bao nhiêu năm chiến tranh tàn phá cũng sâu thẳm như ước vọng tự do, dân chủ và thịnh vượng của dân tộc Thổ sau nhiều năm chiến tranh dưới thời Đế Chế Ottoman, Thế chiến Thứ nhất và chiến tranh giành độc lập.
Sau Thế chiến Thứ hai và nhất là sau sự sụp đổ của hệ thống Cộng Sản, lục địa châu Âu hiện nay được xem là ổn định. Hầu hết các quốc gia vừa thoát khỏi chế độ Cộng Sản, kể cả Nga, vẫn còn trên đường phục hồi kinh tế, chính trị và phục hưng các giá trị văn hóa lịch sử của dân tộc họ. Xung đột thế giới tới đây được các nhà phân tích kinh tế chính trị nhận xét sẽ là xung đột Á Châu, nơi đang tồn tại các hệ thống chính trị đối nghịch, các quyền lợi kinh tế đối nghịch và các chính sách phát triển đối nghịch. Vì lý do địa lý chính trị, Việt Nam được xem là một trong những điểm nóng nhất và có thể sẽ là ngòi nổ của cuộc xung đột châu Á và Thái Bình Dương.

Liệu Việt Nam có thoát khỏi chiến tranh châu Á như Thổ Nhĩ Kỳ đã đứng bên ngoài biển lửa châu Âu?

Liệu giới lãnh đạo CSVN có khả năng hóa giải các nguồn ngoại lực và biết vận dụng vị trí chiến lược của bán đảo Việt Nam một cách khôn ngoan để phục vụ cho lợi ích lâu dài của đất nước như các lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã làm?
Trước mắt, không có dấu hiệu gì cho thấy giới lãnh đạo CSVN có một nhận thức chính trị quốc tế sáng suốt và cũng không có khả năng nào cho thấy họ có thể từ bỏ các quyền lợi của đảng Cộng Sản vì sự sống còn của dân tộc như các lãnh đạo đảng Cộng Hòa Nhân Dân Thổ. Những chờ đợi mỏi mòn, những van xin tha thiết, những thỉnh nguyện thư trang trải hết ruột gan đều không mềm lòng những kẻ mà tham vọng quyền lực và quyền lợi đã thấm vào máu, ăn sâu vào xương tủy.
Ngay cả khi Thổ Nhĩ Kỳ nhận viện trợ của Liên Xô để tái thiết đất nước trong những năm đầu sau độc lập, Tổng thống Mustafa Kemal cũng đã công khai cam kết với nhân dân Thổ: “Quan hệ hữu nghị với Liên Xô không có nghĩa là chấp nhận ý thức hệ Cộng Sản. Chủ nghĩa Cộng Sản là một vấn đề xã hội. Các điều kiện xã hội, tôn giáo và truyền thống dân tộc của đất nước chúng ta khẳng định chủ nghĩa Cộng Sản không thể áp dụng tại Thổ Nhĩ Kỳ”. Việt Nam thì khác, từ ngày thành lập đảng, mặc cho bao đổi thay trên thế giới, các cấp lãnh đạo CSVN vẫn suốt ngày ra rả “Chủ nghĩa xã hội là con đường tất yếu” và quan hệ giữa hai đảng CS Việt Nam và CS Trung Quốc vẫn là quan hệ “như môi với răng”, “vừa là đồng chí vừa là anh em” như những năm trước 1975.

Còn lại gì hôm nay?
Giống như Adolf Hitler lợi dụng chính sách đối ngoại Nhân nhượng (Appeasement) của Thủ tướng Anh Neville Chamberlain trước Thế chiến Thứ hai để chiếm đoạt Sudetenland, lãnh thổ chiến lược và giàu tài nguyên nhất của Cộng Hòa Tiệp Khắc, Trung Quốc cũng đang lợi dụng sự bất ổn kinh tế thế giới và chính sách đối ngoại Nhân nhượng của Barack Obama để củng cố bộ máy quân sự và mở rộng ảnh hưởng tại Á Châu. Dân tộc Việt Nam phải đối diện với thách thức về cả hai mặt, bên trong, một giới lãnh đạo tham quyền cố vị, ươn hèn, và bên ngoài, một chủ nghĩa xâm lược dã man nhất trong lịch sử loài người.
Yếu tố duy nhất còn lại là sức mạnh tổng hợp của các thành phần dân tộc. Chính các thành phần dân tộc Việt Nam trong và ngoài nước là lực duy nhất nằm ngoài sự kiểm soát của hai đảng Cộng Sản và cũng là lực duy nhất có khả năng đưa Việt Nam ra khỏi bờ vực chiến tranh và đưa đất nước tới một tương lai sáng lạng cho con cháu mai sau. Các thành phần dân tộc không chỉ là những người đang công khai chống đảng, những người đứng ngoài cơ chế lãnh đạo, những người không Cộng Sản nhưng là bất cứ ai nhận thức được manh tâm của chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc, bản chất sai lầm trong cơ chế độc tài đang thống trị Việt Nam và chọn lựa dứt khoát đứng về phía dân tộc. Thấy được con đường dân tộc phải đi và dâng hiến tình yêu cho đất nước không bao giờ quá trễ. Không ai chiêu hồi ai. Không ai tha tội ai. Không ai sách động ai. Hành trang là tinh thần độc lập, tự chủ của tổ tiên giòng giống Việt. Chọn lựa của thời đại không chỉ là chọn lựa giữa dân chủ hay độc tài nhưng quan trọng hơn thế nữa, là mất hay còn, tồn tại hay diệt vong của một dân tộc.
Từ vùng Balkans cho đến châu Phi, lịch sử nhân loại để lại vô số bài học, chỉ vì giới lãnh đạo sai lầm và thiển cận, chỉ vì dân tộc chia rẽ và phân hóa mà nhiều quốc gia, vương quốc, đế quốc, một thời hưng thịnh đã vĩnh viễn bị xóa tên. Tất cả sẽ trở thành vô nghĩa khi Việt Nam không còn có mặt trên bản đồ thế giới. Nhạc sĩ Việt Khang đặt ra một câu hỏi nhức nhối không phải cho bộ máy công an đang giam cầm em, cho lãnh đạo đảng Cộng Sản mà cho toàn dân tộc “Cội nguồn ở đâu, khi thế giới nay đã không còn Việt Nam?

Trần Trung Đạo

Cáo Phó và Chia Buồn Cụ Ông Dominico Trần Văn Điền thân phụ LS Trần Thái Văn

  Pham Kỳlam Like Reply 1d Tranh Nguyen Thành kính phân ưu.! Like Reply 1d Luc Van Thành Kính Phân Ưu . Like Reply 1d Ngan Nguyen Chia buồn ...