Thursday, September 24, 2020

Bí quyết cứu đói của người Nhật, giúp giảm “3 cao” và tăng cường miễn dịch - Minh Sang

Bí đỏ trong mùa đông là một món ăn thiết thực và truyền thống..
Trong những năm tháng chiến tranh liên miên của thời Edo, món ăn này đã trở thành cứu tinh giúp người dân của xứ Phù Tang duy trì sức khỏe và thoát khỏi nạn đói...
Trong nạn đói vào cuối thời Mạc phủ, các quan chức đã khuyến khích người dân nấu ăn với bí đỏ. Phổ biến nhất là món cơm bí đỏ thời Edo, nó cũng làm phong phú các món ăn đơn điệu. Không chỉ có vị ngọt, thơm ngon, bí đỏ còn tạo cảm giác no, giảm tình trạng thiếu lương thực trong thời đó. Dần dần, bí đỏ đã trở thành một trong những nguyên liệu phổ biến nhất trong các món ăn vào cuối thời Edo.
Sống sót khỏe mạnh và thoát khỏi nạn đói
Người Nhật từ xưa đã xem bí đỏ chính là món quà của thiên nhiên ban tặng giúp con người duy trì sức khỏe hằng ngày. Đặc biệt trong mùa đông, khi mà rau xanh rất khan hiếm, thì bí đỏ là lựa chọn thay thế tốt nhất để cung cấp vitamin và khoáng chất.
Bí đỏ đã trở thành thức ăn cứu đói của người Nhật không chỉ vì có thể thay thế lương thực chính, tăng miễn dịch giúp phòng bệnh, mà còn vì bí đỏ có sức sống mạnh mẽ và dễ trồng. Nông dân không cần tốn quá nhiều công sức để duy trì cho sản lượng lớn, bí đỏ lại còn dễ bảo quản. Hơn nữa, ngoài quả thì đọt và bông bí đỏ có thể dùng để chế biến như một món rau rất bổ dưỡng.
Người Nhật cũng tin rằng ăn bí đỏ vào mùa đông có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ. Bí đỏ còn là một vị thuốc cứu mạng, giải độc, bảo vệ đường tiêu hóa khỏi cơn đau dạ dày, kiết lỵ, táo bón và nó còn được xem là linh vật để xua đuổi tà ma.
Để xua đuổi tà ma thì bí đỏ xuất hiện trong cả văn hóa phương Đông lẫn phương Tây... (Pixabay)
Còn theo nền y học từ vùng đất phía Tây, Trung Y, bí đỏ có thể được sử dụng để làm thuốc - từ lá, cây con đến quả đều có thể làm thuốc. Quả bí đỏ có tính ấm, vị ngọt, màu vàng, có thể bổ trung ích khí, tiêu viêm chỉ thống, giải độc và dưỡng tâm bổ phế. Trung Y thường dùng bí đỏ để chữa ung thư, cao huyết áp và đái tháo đường, đau thần kinh liên sườn, suy chức năng gan, thận, áp xe phổi.
Ngoài ra, ở Quý Châu và Hồ Nam của Trung Quốc, người dân còn có phong tục tặng bí đỏ cho nhau, điều này có lẽ liên quan đến những hiệu quả tuyệt vời của bí đỏ.
Giảm “3 cao” và phòng chống đột quỵ ở mùa đông
Hiện nay, các nghiên cứu đã phát hiện, bí đỏ rất giàu dinh dưỡng, giúp làm đẹp, giảm cân, và tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên. Đặc biệt, bí đỏ còn làm giảm 3 cao - đường huyết cao, huyết áp cao, và lipid (mỡ) máu cao - nên nó có tác dụng tuyệt vời trong việc phòng ngừa, điều trị các bệnh tim mạch, tiểu đường và ung thư. Ngoài ra, từ thời Edo, người Nhật đã có phong tục ăn bí đỏ để chống đột quỵ và trừ tà trong ngày Đông chí.
Đông chí là ngày nắng ngắn nhất ở Nhật Bản, thời tiết lạnh giá, khiến mạch máu của con người dễ bị co thắt mạnh. Nhất là lúc nửa đêm, khi dậy đi vệ sinh thì mặc quần áo mỏng manh, vừa từ trên giường ấm đi xuống thì rất dễ bất ngờ gặp phải khí cực hàn của ngày Đông chí. Nó dễ gây nhồi máu cơ tim và co thắt mạnh các mạch máu não, làm xuất hiện các triệu chứng đột quỵ, nhồi máu não rất nguy hiểm.
Không chỉ có tác dụng ngừa đột quỵ, bí đỏ còn rất giàu axit amin thiết yếu, protein, kali, phốt pho, canxi, sắt, kẽm, coban, đường, tinh bột, carotene, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C và chất xơ. Những chất này kết hợp với coban giúp điều chỉnh insulin, duy trì huyết áp, ổn định lipid máu và lượng đường ở trong máu.
Từ đó, bí đỏ giúp chúng ta phòng nhóm bệnh “3 cao”, vì vậy mà nó trở thành lựa chọn tốt cho bệnh nhân béo phì, người bị tiểu đường, hay tăng lipid máu.
Súp bí đỏ là một món ăn tuyệt vời trong mùa đông lạnh giá... (Pixabay)
Chất tăng cường miễn dịch trời cho
Bí đỏ được nhiều người ca ngợi là thuốc tăng cường miễn dịch trời cho. Polysaccharide chứa trong bí đỏ là không chỉ giúp cơ thể cải thiện miễn dịch, mà thậm chí còn tăng cường miễn dịch, thúc đẩy sản xuất cytokine và thực hiện một số chức năng khác của hệ thống miễn dịch.
Chất tăng cường miễn dịch là một nhóm thuốc mới được sử dụng để giúp tăng cường hay kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể. Hầu hết chúng được phát triển với mục đích hỗ trợ điều trị miễn dịch trên khối u. Về lâm sàng, nó chủ yếu được dùng để điều trị bổ trợ trong suy giảm miễn dịch, các khối u ác tính (ung thư), và các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus khó chữa.
Một số tác dụng có lợi cho sức khỏe khác
Bảo vệ thị lực: Bí đỏ rất giàu carotenoid, chất có thể chuyển hóa thành vitamin A, giúp cơ thể duy trì thị lực, ngăn ngừa quáng gà, thúc đẩy phát triển của xương, da và màng nhầy.
Ngăn ngừa bệnh tiểu đường: ngoài khả năng điều chỉnh insulin, pectin trong bí đỏ cũng có thể làm chậm quá trình hấp thụ đường. Đồng thời, cellulose hòa tan có thể làm chậm quá trình làm trống của dạ dày. Điều này giúp kiểm soát sự gia tăng đường trong máu sau bữa ăn.
Ngăn ngừa các bệnh đường tiêu hóa: chất pectin có trong bí đỏ có thể bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa và thúc đẩy quá trình làm lành bề mặt vết loét, rất thích hợp cho người bệnh dạ dày. Bí đỏ còn có thể thúc đẩy quá trình tiết mật, tăng cường nhu động đường tiêu hóa, giúp tiêu hóa thức ăn.
Minh Sang

No comments:

Post a Comment

Cáo Phó và Chia Buồn Cụ Ông Dominico Trần Văn Điền thân phụ LS Trần Thái Văn

  Pham Kỳlam Like Reply 1d Tranh Nguyen Thành kính phân ưu.! Like Reply 1d Luc Van Thành Kính Phân Ưu . Like Reply 1d Ngan Nguyen Chia buồn ...